Tết Giáp Thìn 2024, người dân được phép sử dụng pháo trong một số trường hợp dưới đây

Sự kiện: Tết Giáp Thìn 2024

Dưới đây là một số thông tin quy định về quản lý và sử dụng pháo để đảm bảo an ninh, trật tự, bình yên khi Tết đến, Xuân về.

Trong trường hợp nào người dân được phép sử dụng pháo?

Thời điểm đón năm  Giáp Thìn 2024 sắp đến, nhu cầu mua, sử dụng pháo của người dân cũng ngày càng nhiều. Lợi dụng tâm lý người đân, nhiều chủ cửa hàng kinh doanh đã lợi dụng nhiều hình thức để kinh doanh pháo trá hình. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tình hình an ninh, trật tự.

Thời điểm đón năm Giáp Thìn 2024 sắp đến, nhu cầu mua, sử dụng pháo của người dân cũng ngày càng nhiều. (Ảnh minh họa)

Thời điểm đón năm Giáp Thìn 2024 sắp đến, nhu cầu mua, sử dụng pháo của người dân cũng ngày càng nhiều. (Ảnh minh họa)

Vậy trong trường hợp nào người dân được phép sử dụng pháo mà không vi phạm pháp luật? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến người dân một số quy định về quản lý và sử dụng pháo.

Người dân được phép sử dụng pháo hoa mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa

- Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo, cụ thể:

+ Quy định về pháo được phép sử dụng (pháo hoa); Là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Người dân cần nắm rõ quy định trong trường hợp nào người dân được phép sử dụng pháo (Ảnh minh họa)

Người dân cần nắm rõ quy định trong trường hợp nào người dân được phép sử dụng pháo (Ảnh minh họa)

- Tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp người dân được sử dụng pháo hoa trong một số trường hợp như:

+ Vào dịp Lễ, tết, người dân được phép sử dụng pháo hoa

+ Người dân được sử dụng pháo vào dịp tổ chức tiệc sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật 

- Tại điều 17 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện được sử dụng pháo hoa, cụ thể như sau:

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Khi sử dụng pháo hoa, chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Các tổ chức, doanh nghiệp không thuộc Bộ Quốc phòng và các cá nhân kinh doanh pháo hoa là vi phạm quy định của pháp luật

- Đối với các tổ chức, doanh nghiệp không thuộc Bộ Quốc phòng hoặc các cá nhân kinh doanh pháo hoa đều là vi phạm quy định của pháp luật. Chính vì vậy, người dân cần lưu ý:

+ Tuyệt đối không được phép sử dụng pháo, mua pháo của các cơ quan, tổ chức không được phép kinh doanh.

+ Người dân không sử dụng hay mua bán các cá nhân hoặc trên các trang mạng xã hội, pháo lậu, pháo không hóa đơn, không nguồn gốc, xuất xứ…

Người dân cần phân biệt rõ giữa pháo hoa với pháo hoa nổ, tránh vi phạm đáng tiếc

Người dân cần phân biệt rõ giữa pháo hoa với pháo hoa nổ, tránh vi phạm đáng tiếc

- Tại Nghị định số 137/2020/NĐ-CP có nêu rõ quy định về sản xuất, kinh doanh pháo hoa:

+ Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường (khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP).

+ Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy, chữa cháy. Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn; chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Người dân cần phân biệt rõ giữa pháo hoa với pháo hoa nổ, tránh vi phạm đáng tiếc

Các cá nhân, tổ chức không được phép sử dụng pháo nổ, nếu sử dụng pháo nổ là vi phạm. Chính vì vậy, người dân cần có sự phân biệt rõ ràng giữa pháo hoa và pháo nổ để tránh những vi phạm đáng tiếc.

- Tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo nổ, theo đó, pháo nổ bao gồm pháo nổ và pháo hoa nổ. Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

- Pháo hoa nổ là pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian (theo quy định tại Điều 11 và Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP); các cơ quan, tổ chức sử dụng pháo hoa nổ để biểu diễn, thi đấu phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ sản xuất, cung cấp (Điều 9 Nghị định 137/2020/NĐ-CP).

Nguồn: [Link nguồn]

Ghé đại vào một quán café tại Hà Nội lúc này, chắc chắn sẽ có ít nhất một góc được trang trí Tết để tạo không khí và tiện cho khách "sống ảo", đa số bày trí với bàn trà, câu đối đỏ, chậu cúc, cành đào... Nhưng nếu muốn làm lạ bộ ảnh Tết của mình một chút, đây là những quán café có lối trang trí rất riêng mà bạn có thể ghé qua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo An ([Tên nguồn])
Tết Giáp Thìn 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN