‘Tê liệt’ những điểm du lịch nổi tiếng nhất miền Bắc

Sự kiện: Bão số 3 Yagi
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Dịch vụ du lịch ở các tỉnh miền Bắc gần như tê liệt với nhiều điểm du lịch nổi tiếng bị ảnh hưởng bởi mưa, lũ quét, sạt lở đất.

Quảng Ninh nằm ở vị trí sát biển là nơi siêu bão YAGI đổ bộ trực tiếp ngày 7/9. Khi cơn bão đi qua, từ Hạ Long tới Vân Đồn, Cẩm Phả (Quảng Ninh) đều chìm trong cảnh ngổn ngang, đổ nát.

Nằm ở vị trí sát biển, Cung Quy hoạch hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh bị hư hại nặng sau khi bão số 3 đổ bộ.

Bảo tàng Quảng Ninh là địa điểm du lịch Hạ Long nổi tiếng được nhiều du khách yêu thích. Nơi đây được xem là trung tâm văn hóa, chứa đựng nhiều giá trị về tinh thần của vùng đất mỏ. Ảnh: Thạch Thảo.

Bảo tàng Quảng Ninh là địa điểm du lịch Hạ Long nổi tiếng được nhiều du khách yêu thích. Nơi đây được xem là trung tâm văn hóa, chứa đựng nhiều giá trị về tinh thần của vùng đất mỏ. Ảnh: Thạch Thảo.

Bão mạnh đổ bộ khiến cho những ô kính cường lực ốp bên ngoài bảo tàng Quảng Ninh bị vỡ vụn, cửa ra vào, hệ thống đèn led, cầu thang, cây cảnh xung quanh, cầu kính đều bị hư hại nặng.

Ban quản lý cho biết, ước tính thiệt hại của cả 2 địa điểm được coi là như biểu tượng của Hạ Long, Quảng Ninh này là 70 tỷ.

Ngoài ra, nhiều du thuyền neo đậu tại Hạ Long bị hư hại nặng. Ước tính, chi phí sửa chữa các du thuyền, tàu du lịch trên vịnh Hạ Long và vịnh Lan Hạ khoảng vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.

Tại Ninh Bình, để đảm bảo an toàn cho du khách, Ban quản lý Khu du lịch sinh thái Tràng An đã dừng bán vé tham quan từ ngày 6/9.

Những du khách đặt vé thuyền online trong khoảng thời gian từ 6/9-15/9 sẽ được kéo dài hạn sử dụng trong vòng 1 tuần. Khu du lịch cho biết sẽ mở cửa đón khách trở lại khi điều kiện thời tiết thuận lợi.

Hải Phòng đang khẩn trương khắc phục hậu quả, thiệt hại nặng nề do bão. Các tuyến phố trung tâm vẫn ngổn ngang cây xanh, cột điện, cột đèn đổ gãy.

Tại chợ trung tâm thị trấn Cát Bà, hàng chục gian hàng của các hộ dân trở thành đống đổ nát, hoang tàn. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Tại chợ trung tâm thị trấn Cát Bà, hàng chục gian hàng của các hộ dân trở thành đống đổ nát, hoang tàn. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Do ảnh hưởng của siêu bão YAGI, quốc lộ 4D dẫn từ TP. Lào Cai đi thị xã Sa Pa có nhiều điểm ngập sâu, nước chảy xiết kèm sạt lở đất khiến giao thông bị chia cắt.

Ngày 8/9, UBND thị xã Sa Pa thông báo dừng mọi hoạt động du lịch ngoài trời, dừng đón khách tham quan tại các điểm di tích, danh thắng trên địa bàn đến khi có thông báo mới.

Đường đi vào bản Cát Cát bị sạt lở do mưa lũ. Nguồn: Ban quản lý bản Cát Cát.

Tại khu du lịch Cát Cát ghi nhận con đường từ thị xã xuống khu du lịch bị sạt lở nghiêm trọng. Ban quản lý khu du lịch đã ngừng toàn bộ các hoạt động tại bản từ ngày 8/9.

Đại diện Sun World Fansipan cho biết, để đảm bảo công tác phòng, chống bão lũ, khu du lịch tạm đóng cửa từ ngày 9.9 cho đến khi có thông báo mới.

Tại Mù Cang Chải, Yên Bái, nơi nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang di sản rất vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hoàn lưu cơn bão YAGI. Trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, Yên Bái có mưa diện rộng và nhiều tuyến đường xuất hiện sạt lở đất gây ách tắc giao thông, lũ trên nhiều con suối, nhất là suối Nậm Kim, suối Nậm Mơ.

Lũ về gây sạt lở tại huyện Mù Cang Chải.

Tuy nhiên các thửa ruộng bậc thang đẹp của Mù Cang Chải hầu như không bị ảnh hưởng đáng kể bởi mưa lũ. Chỉ một số ít thửa ruộng ven suối bị ngập nhẹ và sạt lở nhỏ. Các tuyến đường đi lại cũng đã được cơ quan chức năng nhanh chóng khắc phục, đảm bảo thông suốt cho người dân và du khách.

Các thửa ruộng bậc thang đẹp của Mù Cang Chải hầu như không bị ảnh hưởng đáng kể bởi mưa lũ. Ảnh: H Tồng.

Các thửa ruộng bậc thang đẹp của Mù Cang Chải hầu như không bị ảnh hưởng đáng kể bởi mưa lũ. Ảnh: H Tồng.

Tại Hà Giang, đường lưu thông đến các điểm du lịch tạm thời bị gián đoạn do sạt lở như đường đến cột cờ Lũng Cú (huyện Đồng Văn), ngập úng ở Lũng Hồ (huyện Yên Minh) hay xã Pả Vi (huyện Mèo Vạc) đã làm gián đoạn các tuyến điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Đất đá sạt lở chắn lối đi ở huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang).

Đất đá sạt lở chắn lối đi ở huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang).

Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang khuyến cáo người dân và khách du lịch không đi lại các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, ngập lụt tại các cung đường du lịch như: Mèo Vạc xuống sông Nho Quế; đường Thuận Hòa - Thái An; đường Đồng Văn - Mèo Vạc; một số tuyến đường, khu dân cư ở TP. Hà Giang và các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình… Đặc biệt cảnh báo du khách không tắm thác, suối, không tham gia hoạt động du thuyền lòng hồ thuỷ điện gây mất an toàn…

Tại Hà Nội, bão mạnh cấp 10 giật cấp 12 quét qua trung tâm thủ đô khiến nhiều cây xanh gãy đổ trong đó có nhiều cây cổ thụ được mệnh danh là 'tọa độ check in' nổi tiếng với khách du lịch như cây đa phía trước Nhà thờ Lớn, gốc đa cổ thụ bên Đền Bà Kiệu,... Một số con đường được mệnh danh là con đường đẹp nhất thủ đô cũng trở nên hoang tàn sau bão.

Trước sự tàn phá nặng nề của cơn bão số 3 (bão Yagi) đang gây thiệt hại nhiều tỉnh phía Bắc đã làm gián đoạn hoạt động du lịch tại các địa phương, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã hoãn, hủy hoặc thay đổi lịch trình tour cho hành khách.

Tàu chìm, khách sạn vẫn mất điện, việc sửa chữa khắc phục kéo dài, tốn tiền tỷ là loạt khó khăn các cơ sở du lịch ở Hạ Long phải đối mặt khi đón khách trở lại sau bão Yagi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Huyền ([Tên nguồn])
Bão số 3 Yagi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN