Sự thật thú vị về Vịnh Hạ Long, điểm đến phải tới một lần trong đời
Điểm đến ví như bức tranh thủy mặc của thiên nhiên, được tạo hóa ban cho vẻ đẹp hoàn hảo.
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo của thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh. Là một danh lam thắng cảnh nổi danh thế giới với làn nước trong xanh màu ngọc lục bảo và những hòn đảo đá cao vút được bao phủ bởi những khu rừng nhiệt đới rậm rạp.
Năm 1994, Vịnh Hạ Long được Ủy ban Di sản Thế giới - UNESCO công nhận vịnh di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mĩ
1. Vịnh Hạ Long được tạo thành gần 2 nghìn hòn đảo
Vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 335 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau.
Hầu hết những hòn đảo đều được đặt tên dựa trên định dạng và ngoại hình của chúng.
Đảo thì giống khuôn mặt ai đó đang hướng về đất liền (hòn Đầu Người); đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng); đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Lã Vọng); phía xa là hai cánh buồm nâu đang rẽ sóng nước ra khơi (hòn Cánh Buồm)
2. Vịnh Hạ Long đã có những người sinh sống từ rất lâu
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng về con người sống trên các hòn đảo có niên đại 18.000 năm.
Năm 1937, ông Vũ Xuân Tảo trong lúc đào cát để làm nguyên liệu chế tạo thủy tinh đã tình cờ phát hiện được một chiếc rìu đá trên đảo Ngọc Vừng. Phát hiện này đã gây xôn xao các nhà khảo cổ học Pháp thời ấy, bước đầu xác định Hạ Long không chỉ là kỳ quan thiên nhiên mà còn là cái nôi của người tiền sử.
Đã có hơn 40 địa điểm khảo cổ học ở Vịnh Hạ Long với nhiều di tích ở các thời đại khác nhau như nền văn hóa Soi Nhu (16000 - 5000 TCN), Cái Bèo (5000 - 3000 TCN) hoặc Hạ Long (3500 - 5000 năm trước).
3. Làng nổi độc đáo ở Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là nơi sinh sống của một số cộng đồng nhỏ sống trên những ngôi làng nổi ẩn mình sau những ngọn núi. Hiện còn lại 4 làng nổi là Cửa Vạn, Vung Viêng, Cống Đầm và Bà Hồng được đánh giá là những ngôi làng độc đáo nhất trên thế giới.
Nay những ngôi làng đó đang dần được khôi phục và đổi mới cùng nhiều giá trị vốn có. Từ năm 2016, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã lựa chọn khôi phục hơn 20 nhà bè, 2 lớp học ở khu vực Cửa Vạn, Vung Viêng, tái hiện không gian văn hoá làng chài xưa tạo thành tổ hợp sản phẩm du lịch đặc sắc.
4. Không phải hòn đảo nào ở Vịnh Hạ Long cũng có thể bước lên
Không phải tất cả các hòn đảo trong vịnh Hạ Long có thể tham quan hoặc dạo chơi. Nhiều hòn đảo có cảnh quan dốc đứng, hiểm trở, một số thậm chí chưa bao giờ được có dấu chân của con người.
5. Vịnh Hạ Long là thiên đường của động vật hoang dã
Vịnh Hạ Long là nơi tập trung đa dạng sinh học với 2 hệ sinh thái điển hình là "hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới" và "hệ sinh thái biển và ven bờ".
Hạ Long chỉ đạt độ sâu khoảng 10 mét, nhưng đây là nơi sinh sống của nhiều loại sinh vật biển đáng kinh ngạc. Các chuyên gia đã ghi nhận khoảng 1.000 loài sinh vật biển trong khu vực, bao gồm 450 loài động vật thân mềm khác nhau và ít nhất 200 loài cá, tạo nên điểm đến cho bộ môn thể thao lặn dưới biển cùng ống thởi.
Trên đất liền du khách có thể đến gần những loại động vật như khỉ, chim, thằn lằn và linh dương. Vườn quốc gia Cát Bà là nơi sinh sống của 32 loài động vật có vú, trong đó có hầu hết 65 loài voọc đầu vàng còn lại trên thế giới, loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.
6. Truyền thuyết về Vịnh Hạ Long
Hạ Long” còn được gắn với truyền thuyết nguồn gốc của dân tộc Việt là “Con Rồng, cháu Tiên”, gắn với truyền thuyết đàn rồng xuống giúp người Việt đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi.
Chuyện được kể rằng: “Ngày xưa, khi người Việt mới lập nước, trong một lần nước Việt bị giặc ngoại xâm, trời sai Rồng mẹ mang theo một đàn Rồng con xuống giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc từ biển cả ào ạt tấn công vào bờ thì đàn Rồng cũng hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc, những châu ngọc ấy thoắt biến thành muôn vàn đảo đá sừng sững, liên kết lại như bức tường thành vững chãi, bất ngờ chặn bước tiến quân giặc.
Thuyền giặc đang lao nhanh bị chặn lại đột ngột đâm vào các đảo đá, đâm vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc tan, Rồng mẹ và Rồng con không trở về trời, mà ở lại hạ giới - nơi vừa diễn ra trận chiến đấu. Chỗ Rồng mẹ xuống là Hạ Long, nơi Rồng con xuống là Bái Tử Long. Đuôi của đàn Rồng quẫy lên trắng xóa là Long Vĩ
7. Vịnh Hạ Long là nơi có hang động quan trọng
Vịnh Hạ Long được nhiều du khách ví như bức tranh thủy mặc của thiên nhiên, được tạo hóa ban cho một vẻ đẹp hoàn hảo. Và ở bức tranh thủy mặc đó, ngoài “nước và đá” như nhiều người thường nói, thì nơi đây còn nổi tiếng với những hang động đẹp và độc đáo. Một số hang động nổi tiếng nhất bao gồm Hang Sửng Sốt trên đảo Bồ Hòn, Động Thiên Cung ở Đảo Vạn Cảnh...
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông. Nơi đây Trần Hưng Đạo cho chuẩn bị nhiều cọc gỗ lim đẽo nhọn để cắm xuống lòng sông Bạch Đằng, tạo nên một trận thủy chiến vang lừng trong lịch sử. Vì còn rất nhiều mẩu gỗ sót lại, dân chài đã gọi tên là hang Đầu Gỗ.
Chỉ với 2 giờ lái xe từ Hà Nội, du khách đã có thể thưởng ngoạn không khí trong lành tại Đồng Lâm - miền thảo nguyên xanh ngát với những đàn ngựa tung vó bên triền núi trập...
Nguồn: [Link nguồn]