Quét vách hang động, "báu vật ngàn năm" hiện ra như bóng ma
Nhóm khoa học gia Mỹ đã sử dụng một kỹ thuật quang học tiên tiến để quét "hang động không tên số 19" ở Alabama và hoàn toàn choáng ngợp bởi những "bóng ma" ngàn năm vô cùng quý giá.
Theo NBC News, những "bóng ma ngàn năm" mà nhóm khoa học gia đứng đầu bởi giáo sư nhân chủng học Jan Simek từ Đại học Tennessee ở Knoxville - Mỹ tìm thấy là những tác phẩm nghệ thuật hang động cổ đại lớn nhất nước Mỹ.
Một nhà khoa học đang làm việc trong "hang động không tên số 19" - Ảnh: ANTIQUITY
Bức lớn nhất là hình chạm khắc một con rắn đuôi chuông lưng kim cương dài đến 3 mét, một số bức khác miêu tả hình người mặc trang phục vương giả nhưng có đặc điểm "trông giống các linh hồn", dài hơn 2 mét.
Theo Live Science, các nhà khoa học đã sử dụng một kỹ thuật quang học tiên tiến giúp quét toàn bộ hang động, chụp lại toàn bộ không gian bằng hàng trăm hình ảnh kỹ thuật số cực kỳ chi tiết, sau đó xây dựng lại mô hình 3D ảo. Nhờ đó, họ đã phát hiện ra các điểm dị thường nằm ở phía trên cao của vách hang, gần trần hang, dẫn đến 5 bức phù điêu bí ẩn.
Hình ảnh rắn đuôi chuông lưng kim cương dài 3 m, một khắc họa phóng đại của sinh vật bản địa khu vực Alabama - Ảnh: ANTIQUITY
Kết quả giám định ban đầu cho thấy các bức chạm khắc có tuổi đời tận 1.000 năm, một con số gây choáng váng bởi độ tinh tế và quy mô của hình khắc. Chủ nhân của hình khắc là người Mỹ bản địa, đã cư ngụ ở đây hàng thế kỷ và sở hữu những nền văn minh đặc sắc trước khi người châu Âu tìm đến.
Hang động này được phát hiện lần đầu năm 1998 nhưng đến nay vẫn chưa có tên, được gọi tạm là "hang động không tên số 19". Hang có hơn 5 km đường đi ngầm. Các bức chạm khắc vừa phát hiện nằm trong một khoang lớn thuộc hệ thống đường ngầm này.
Nghiên cứu vừa công bố ngày 4-5 trên tạp chí Antiquity.
Nguồn: [Link nguồn]
Hồ Natron nằm ở cộng hòa thống nhất Tanzania, Đông Phi. Hồ nước này có khả năng biến các loài sinh vật thành “tượng sống”.