Phát hiện những quả trứng 2.500 tuổi còn nguyên vẹn trong mộ cổ

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Một nhóm các nhà khảo cổ học từ Viện Khảo cổ Nam Kinh và Bảo tàng Liyang, Trung Quốc đã khám phá ra những bất ngờ bên trong một ngôi mộ ở phía đông tỉnh Giang Tô.

Đó là một chiếc bình đất sét lớn có nắp đậy bị chôn vùi khoảng 2.500 năm trước và bên trong có khoảng 20 quả trứng màu xanh lục. Những quả trứng này có kích thước tương tự như trứng bình thường ngày nay. Lòng trắng và đỏ đã bị phân hủy theo thời gian, chỉ còn lại lớp vỏ chủ yếu từ canxi.

Phát hiện những quả trứng 2.500 tuổi còn nguyên vẹn trong mộ cổ - 1

Những quả trứng được khai quật từ tầng thứ hai đến tầng thấp nhất của một khu chôn cất cổ xưa gồm 6 tầng với tổng cộng 38 ngôi mộ. Trong cùng một ngôi mộ, bên cạnh những quả trứng, các nhà khảo cổ còn phát hiện ra chén sứ, nồi, đĩa và các dụng cụ nấu ăn khác, điều này chứng tỏ chủ nhân của ngôi mộ phải là một nhân vật quan trọng trong gia đình.

Các chuyên gia về văn hóa Trung Quốc tin rằng gia đình của người quá cố đã chôn rất nhiều thực phẩm trong các thùng chứa để người chết không bị đói ở thế giới bên kia, nhưng kế hoạch này dường như đã bị thiên nhiên cản trở. Bởi “lòng trắng và đỏ của các quả trứng đã bị phân hủy theo thời gian, chỉ còn có lớp vỏ bị bỏ lại vì chúng được hình thành chủ yếu bởi canxi”, Zhou Hengming, một trong những nhà khảo cổ học cho biết.

Trong một bài báo nghiên cứu được công bố tại Thư viện Quốc gia Singapore mô tả các nghi thức chôn người chết của người Trung Quốc cổ đại và giải thích rằng khi một người quan trọng chết, họ cũng sẽ nhận được mọi sự chăm sóc để đảm bảo người quá cố sẽ được nuôi dưỡng tốt nhất có thể khi đi qua thế giới bên kia. 

Các tôn giáo dân gian Trung Quốc giải thích cái chết là sự gián đoạn trong cân bằng vũ trụ và một loạt các nghi thức chôn người chết nhằm mục đích thiết lập lại sự hài hòa phổ quát.

Và có lẽ những quả trứng được chôn theo cũng với mục đích để người chết có cuộc sống no đủ ở thế giới bên kia chăng? Nhưng tại sao lại không là những thứ khác mà phải là trứng?

Phát hiện những quả trứng 2.500 tuổi còn nguyên vẹn trong mộ cổ - 2

Nhiều nền văn hóa trên thế giới đã xác định trứng là nguồn gốc của sự sống mới và ở Ai Cập cổ đại, chẳng hạn, thế giới được cho là đã xuất hiện từ một quả trứng vũ trụ. 

Ở Hy Lạp cổ đại và La Mã, Lễ Phục sinh được tổ chức với những quả trứng đầy màu sắc được tặng làm quà tặng và treo khắp nhà. Vào thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, để đại diện cho sự khởi đầu mới, trứng bắt đầu được dùng trong lễ tang mang tính biểu tượng được đặt trong các ngôi mộ để mong chờ sự hồi sinh của người chết.

Các nhà khảo cổ học cho biết ít nhất 5.000 năm trước, người Trung Quốc cổ đại đã vẽ trứng và tặng chúng làm quà tặng vào đầu mùa xuân, và do đó, rất có thể những quả trứng mới được phát hiện này đã được cung cấp cho người chết không chỉ để ăn trong thế giới bên kia, nhưng hơn thế nữa, để tượng trưng cho sự phục sinh của linh hồn người quá cố.

Các nhà khoa học cho biết sẽ tiến hành các xét nghiệm ADN để xem chúng có được tẩm ướp gì hay không mà có thể còn nguyên vẹn lâu đến vậy.

Bên trong ngôi mộ cổ nghìn năm tuổi ở Ai Cập màu vẫn nguyên... như mới

Các nhà khảo cổ phát hiện một ngôi mộ cổ 4.000 năm tuổi ở Ai Cập được bảo quản tốt, còn nguyên như mới với nhiều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Thắng ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN