Phát hiện mảnh vỏ Trái Đất "địa ngục" 4 tỉ năm, to như hòn đảo

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Một mảnh vỏ Trái Đất từ Liên đại Hỏa Thành đã được chôn giấu nguyên vẹn bên dưới Tây Úc, to như Ireland.

Nhóm nghiên cứu mới dẫn đầu bởi tiến sĩ Maximilian Dröellner từ Trường ĐH Curtin - Úc đã dùng kỹ thuật bắn tia laser siêu mịn vào các khoáng chất được tìm thấy trong cát biển ở Tây Úc, từ đó tìm ra manh mối về một thứ vật chất cổ đại đang được trộn lẫn với vật chất hiện đại.

Các tia laser có tác dụng làm bốc hơi các hạt khoáng zircon từ mẫu cát ở các con sông và bãi biển Tây Úc, từ đó hé lộ thành phần một cách chi tiết.

Một trong các bãi biển nơi các nhà khoa học lấy mẫu zircon - Ảnh: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CURTIN

Một trong các bãi biển nơi các nhà khoa học lấy mẫu zircon - Ảnh: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CURTIN

Theo Science Alert, nguyên nhân của sự hòa trộn này được các bước nghiên cứu tiếp theo hé lộ: Sự hiện diện của một mảnh vỏ Trái Đất cổ xưa, nguyên vẹn, lên tới 4 triệu năm tuổi, may mắn trôi dạt và được bảo tồn bên dưới bãi biển Tây Úc.

Mảnh vỏ Trái Đất này có kích thước to như đảo Ireland, hứa hẹn đem đến những thông tin quý giá về cách mà địa cầu đã chuyển mình từ thế giới địa ngục sang thế giới sống được.

4 tỉ năm trước là giai đoạn thuộc về thời kỳ địa chất gọi là Liên đại Hỏa Thành, với cảnh quan y hệt như cái tên: Toàn bộ hành tinh là một quả cầu lửa nóng bỏng, với những biển magma rộng lớn.

4 tỉ năm trước cũng là mốc mà sự bắn phá của các thiên thạch và tiểu hành tinh giảm dần, dẫn đến sự ổn định dần lớp vỏ, Trái Đất cũng ổn định dần và sau đó là sự kết thúc của Liên đại Hỏa Thành - 3,8 tỉ năm trước.

Theo nhà địa chất giám sát nghiên cứu Mili Barham, cũng từ Trường ĐH Curtin, việc nhận ra các tàn tích của lớp vỏ cổ đại này quan trọng đối với tương lai của việc khám phá tài nguyên bền vững, bởi giúp các nhà khoa học hiểu thêm sâu sắc về địa chất của khu vực cũng như các thay đổi ngoạn mục theo thời gian.

Quan trọng hơn, việc xác định ra mảnh vỏ này là khởi đầu của nhiều nghiên cứu thú vị, vì nó sẽ mở ra những "cửa sổ" quan trọng để nhìn vào quá khứ xa xôi, nơi địa cầu khởi nguồn. Mảnh vỏ quý giá này còn có thể chứa đựng thông tin về sự sống sơ khai - được cho là do thiên thạch "gieo mầm" từ vũ trụ khoảng hơn 4 tỉ năm trước.

Bước tiếp theo, các nhà khoa học sẽ phải lập bản đồ địa chất bên dưới vùng ở Tây Úc nơi mảnh vỏ Trái Đất 4 tỉ năm ngự trị.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Terra Nova.

Nguồn: [Link nguồn]

Top những địa điểm kỳ lạ được tìm thấy trên Google Earth

Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy một số hình ảnh kỳ lạ ở các khu vực khác nhau trên Trái đất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN