Phát hiện chiếc cầu "ma" nối liên châu Á và Bắc Mỹ
16.500 năm trước, làm sao người châu Á có thể đến Bắc Mỹ trong khi họ chỉ có những chiếc thuyền nhỏ thô sơ? Câu trả lời là một chuỗi đảo trông như chiếc cầu "ma" trên bản đồ.
Các nhà khoa học từ Mỹ và Ý đã chứng minh vào kỷ băng hà 16.500 năm trước, con người không cần phải vượt qua đại dương mênh mông như ngày nay để đi từ châu Á sang Bắc Mỹ. Một "quần đảo chuyển tiếp" dài 900 dặm (gần 1.450 km) đã "bắc cầu 2 châu lục.
Bản đồ cổ đại cho thấy một "chiếc đuôI" dài, chính là chiếc cầu "ma" nối châu Á và Bắc Mỹ, làm bằng vô số đảo lớn nhỏ, trở thành loạt "trạm dừng" giúp người tiền sử dễ dàng đi xuyên biển Bering chỉ bằng xuồng nhỏ - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Giáo sư Jerome Dobsom từ Đại học Kansas (Mỹ), thành viêm nhóm nghiên cứu, cho biết trên Daily Mail: "Chúng tôi đã phát hiện bằng kỹ thuật số một đối tượng địa lý có kích thước đáng kể, chưa bao giờ được ghi chép chính xác trong các tài liệu khoa học". Đó chính là quần đảo mà họ đặt tên là "Bering Transitory", nằm vắt ngang biển Bering ngày nay.
Theo đó, người tiền sử chỉ việc dùng những chiếc xuồng da bé nhỏ của họ bơi liên tiếp từ đảo này sang đảo kia, nghỉ ngơi và tìm kiếm thức ăn trên các "trạm dừng" thoải mái này và đi từ từ sang Bắc Mỹ. Mỗi chiếc xuồng với tốc độ chèo tay khoảng 8,3 km/giờ chỉ phải di chuyển trung bình 24-36 giờ là cập bờ hòn đảo mới để nghỉ ngơi.
Nhóm nghiên cứu, với sự phối hợp của Đại học Kansas (Mỹ), Đại học Bologna và Đại học Urbino (Ý) giải thích nguyên nhân chiếc cầu "ma" không thể nhìn thấy trong hiện tại: vì mực nước biển trong kỷ băng hà rất thấp so với ngày nay, do toàn cầu đang băng giá. Vì thế, chuỗi đảo nằm rất thấp này đã có cơ hội lộ ra.
Bài công bố trên Comptes Rendus cũng cho biết chiếc cầu "ma" làm bằng đảo này đã tồn tại từ 30.000 năm trước và mới biến mất khoảng 8.000 năm.
Nguồn: [Link nguồn]
Chuyến đi dạo trong rừng của ông Tomas Karlsson, nhà vẽ bản đồ ở Thụy Điển đã giúp khám phá một kho báu lớn từ thời...