Núi Phú Sĩ có tuyết sau kỷ lục muộn 130 năm

Sự kiện: Du lịch Nhật Bản
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nhật Bản - Ngọn núi Phú Sĩ biểu tượng của Nhật Bản đã có trận tuyết rơi đầu tiên mùa này vào thứ Tư, muộn nhất sau 130 năm.

Bức ảnh chụp ngày 6 tháng 11 năm 2024 từ trực thăng của Kyodo News cho thấy đỉnh núi Phú Sĩ phủ một lớp tuyết mỏng.

Bức ảnh chụp ngày 6 tháng 11 năm 2024 từ trực thăng của Kyodo News cho thấy đỉnh núi Phú Sĩ phủ một lớp tuyết mỏng.

Một phóng viên của tờ Kyodo News xác nhận từ phía Shizuoka đỉnh ngọn núi cao 3.776 mét nằm giữa hai tỉnh Shizuoka và Yamanashi đã được bao phủ bởi một lớp tuyết mỏng vào buổi sáng 6/11. Sau đó, trực thăng của cơ quan này cũng ghi được hình ảnh tuyết trên đỉnh núi. Đài quan sát Kofu ở phía Yamanashi, nơi công bố các quan sát về lượng tuyết rơi hàng năm tại ngọn núi cao nhất Nhật Bản, vẫn chưa xác nhận được lượng tuyết rơi do mây che khuất tầm nhìn.

Hình ảnh được Kyodo News ghi nhận bằng máy bay trực thăng

Năm nay đánh dấu kỷ lục tuyết rơi muộn nhất sau 130 năm từ khi dữ liệu bắt đầu ghi nhận vào năm 1894. Trước đó, kỷ lục được ghi nhận vào năm 1955 và 2016, khi tuyết rơi lần đầu tiên ngày 26/10. Mỗi mùa thu, đỉnh núi lại xuất hiện tuyết rơi, thường vào tuần đầu tiên của tháng 10. Năm ngoái, tuyết rơi đầu tiên trên đỉnh núi vào ngày 5/10 nhưng năm nay, tới đầu tháng 11, tuyết vẫn chưa xuất hiện.

Thời tiết ấm áp kéo dài trong những tuần gần đây, với nhiệt độ trung bình tại đỉnh núi là 1,6 độ C vào tháng 10, mức cao nhất trong tháng kể từ khi bắt đầu ghi chép vào năm 1932 và cao hơn 3,6 độ C so với mức trung bình của năm. Theo Yutaka Katsuta, một nhà dự báo tại Văn phòng Khí tượng Địa phương Kofu, yếu tố này đã ngăn chặn tuyết rơi trên ngọn núi cao nhất Nhật Bản.

Núi Phú Sĩ trơ trọi được nhìn thấy vào ngày 31/10 vừa qua, tại Làng Yamanakako. Ảnh: Tomohiro Ohsumi

Núi Phú Sĩ trơ trọi được nhìn thấy vào ngày 31/10 vừa qua, tại Làng Yamanakako. Ảnh: Tomohiro Ohsumi

Nhiệt độ mùa hè năm nay rất cao và mức nhiệt này tiếp tục kéo dài đến tháng 9, ngăn chặn luồng không khí lạnh mang theo tuyết. Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến thời điểm hình thành của lớp tuyết phủ. Mùa hè năm 2024 là mùa hè nóng nhất từng được ghi nhận ở Nhật Bản, ngang bằng với nhiệt độ khắc nghiệt ghi nhận được vào năm 2023. Năm ngoái, tuyết rơi vào ngày 26/10, đã là một kỷ lục vào thời điểm đó.

Một nghiên cứu được công bố đầu năm nay trên tạp chí Nature cho thấy biến đổi khí hậu đã làm giảm lượng tuyết rơi ở hầu hết các khu vực Bắc bán cầu trong 40 năm qua. Bà Prestegaard, người đã nghiên cứu tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu đối với các lớp tuyết, cho biết những đỉnh núi và dãy núi nổi tiếng khác như núi Kilimanjaro ở Tanzania và dãy núi Andes ở Nam Mỹ cũng đang mất đi lớp tuyết với tốc độ nhanh bất thường.

Phú Sĩ phủ đầy tuyết từ lâu đã là hình ảnh quen thuộc của Nhật Bản.

Phú Sĩ phủ đầy tuyết từ lâu đã là hình ảnh quen thuộc của Nhật Bản.

Lần đầu tiên sau 130 năm, sườn núi Phú Sĩ - biểu tượng của Nhật Bản - không có tuyết tới đầu tháng 11 do biến đổi khí hậu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Nguyên ([Tên nguồn])
Du lịch Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN