Những sự thật ít biết về các lâu đài Trung cổ

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Lâu đài thời Trung cổ là một trong những công trình kiến trúc hấp dẫn và quyến rũ nhất trong lịch sử. Nhưng đằng sau những lâu đài này là những bí mật mà không phải ai cũng biết.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 10 sự thật ít được biết đến về các lâu đài thời Trung cổ sẽ khiến bạn kinh ngạc.

Những "góc chết"

Những sự thật ít biết về các lâu đài Trung cổ - 1

Các khe mũi tên, lỗ giết người và lưới sắt đều là những yếu tố phòng thủ trong các lâu đài thời Trung cổ. Những khe hở hẹp trên tường lâu đài cho phép cung thủ bắn tên vào kẻ tấn công trong khi vẫn được bảo vệ phía sau bức tường. Những khe hở này được thiết kế rất hẹp, khiến kẻ tấn công khó bắn trả, bảo vệ cho các cung thủ bên trong lâu đài.

Ngoài ra còn có hố giết người là những lỗ trên trần của lối đi hoặc cổng nhà, giúp người phòng thủ thả vật nặng hoặc đổ dầu, nước sôi lên người kẻ tấn công. Trong một số trường hợp, người phòng thủ thậm chí còn ném những vật sắc nhọn như giáo hoặc đá xuống để gây sát thương tối đa.

Portcullises là những tấm lưới sắt nặng có thể hạ xuống để chặn lối vào. Chúng được sử dụng để ngăn chặn những kẻ tấn công xâm nhập vào lâu đài, giúp kiểm soát dòng người và hàng hóa. Khi hạ xuống, khung lưới sắt tạo thành một rào cản ghê gớm khó có thể xuyên thủng. Trong một số trường hợp, những người phòng thủ cũng sẽ thả các vật nặng, đổ nước sôi hoặc dầu qua các khoảng trống trên khung lưới để ngăn chặn những kẻ tấn công.

Cuộc sống trong lâu đài không dễ chịu như cổ tích

Những sự thật ít biết về các lâu đài Trung cổ - 2

Sống trong một lâu đài thời Trung cổ thường không thoải mái và thậm chí nguy hiểm, đặc biệt đối với những người không thuộc giới quý tộc hoặc hoàng gia. Ví dụ, mặc dù có vẻ ngoài hùng vĩ và sang trọng nhưng nhiều lâu đài vẫn thiếu các tiện nghi cơ bản như nước sinh hoạt, hệ thống sưởi trung tâm và hệ thống thông gió thích hợp, gây nên sự ẩm ướt, hôi hám và rất lạnh trong những tháng mùa đông.

Khu sinh hoạt trong các lâu đài thường chật chội, nhiều người ở chung trong những căn phòng nhỏ. Trong một số trường hợp, cả gia đình sẽ ngủ cùng nhau trong một phòng. Quyền riêng tư hầu như không tồn tại và mọi người phải làm quen với việc sống gần gũi với những người khác. Ngoài ra, việc thiếu thốn các khu vệ sinh khiến mọi người phải sử dụng bô hoặc các hình thức xử lý chất thải cơ bản khác, khiến cuộc sống không hề dễ chịu.

Một thách thức khác đối với cư người sống trong lâu đài là thiếu ánh sáng tự nhiên. Nhiều cửa sổ của lâu đài rất nhỏ, được thiết kế hẹp và cao nhằm mục đích phòng thủ, vậy nên đón được rất ít ánh sáng Mặt trời. Điều này gây khó khăn cho việc nhìn rõ bên trong lâu đài, cũng như khó giữ ấm và khô ráo cho phòng ốc.

Cuối cùng, sống trong lâu đài có thể nguy hiểm do thường xuyên bị đe dọa tấn công. Trong thời kỳ chiến tranh hoặc xung đột, các lâu đài thường là mục tiêu đầu tiên của những kẻ tấn công và người sống trong đó phải luôn chuẩn bị sẵn sàng để tự vệ.

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng

Những sự thật ít biết về các lâu đài Trung cổ - 3

Trái với suy nghĩ của nhiều người, phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong các lâu đài thời Trung cổ. Trong khi đàn ông là hiệp sĩ và chiến binh, phụ nữ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động hằng ngày của lâu đài, bao gồm giám sát người hầu, tổ chức các bữa ăn và sự kiện, cũng như đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong lâu đài.

Ngoài ra, phụ nữ thường chịu trách nhiệm bảo vệ lâu đài trong thời gian xảy ra xung đột. Mặc dù họ không thường được huấn luyện thành chiến binh, nhưng họ vẫn tham gia bảo vệ lâu đài bằng cách đổ dầu hoặc nước sôi vào kẻ tấn công, sử dụng nỏ hoặc súng cao su, hoặc thậm chí chiến đấu bằng kiếm hay các vũ khí khác.

Phụ nữ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc xã hội của lâu đài và duy trì liên minh với các gia tộc khác. Họ thường sử dụng các mối quan hệ của mình để thành lập các liên minh chính trị, sắp xếp hôn nhân giữa các gia tộc và giám sát việc nuôi dạy con cái. Trong một số trường hợp, phụ nữ thậm chí còn nắm giữ các vị trí quyền lực cấp cao. Ví dụ, Eleanor xứ Aquitaine, vợ của hai vị vua khác nhau ở Anh là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất thời bấy giờ.

Nhiều lối đi bí mật

Các lâu đài thời Trung cổ thường thiết kế nhiều lối đi bí ẩn hay mật thất để giúp bảo vệ chống lại những kẻ tấn công hoặc duy trì cấu trúc xã hội của lâu đài. Nhiều lâu đài có lối đi bí mật cho phép mọi người trốn thoát khi bị tấn công hoặc di chuyển xung quanh lâu đài mà không bị phát hiện. Một số lối đi này được giấu kín đến mức chúng chỉ được phát hiện nhiều thế kỷ sau trong quá trình cải tạo hoặc khai quật.

Ngoài những lối đi bí mật, nhiều lâu đài còn có mật thất dùng để cất giữ những tài liệu quan trọng hoặc những vật có giá trị. Những căn phòng này thường được giấu rất kỹ và chỉ có thể vào được thông qua một cánh cửa bí mật hoặc cửa sập.

Ngục tối kinh hoàng

Những sự thật ít biết về các lâu đài Trung cổ - 4

Ngục tối là đặc điểm chung của các lâu đài thời Trung cổ và chúng thường được sử dụng để giam giữ tội phạm, tù nhân chính trị và tù nhân chiến tranh. Trong khi nhiều người liên tưởng ngục tối với sự tra tấn và hành quyết khủng khiếp, thì thực tế, hầu hết tù nhân đều bị bỏ mặc trong phòng giam, chết vì bệnh tật, đói khát hoặc nhiễm bệnh.

Những lâu đài sang trọng của hoàng gia

Những sự thật ít biết về các lâu đài Trung cổ - 5

Mặc dù nhiều lâu đài được xây dựng với mục đích phòng thủ nhưng không phải tất cả lâu đài đều được sử dụng để phòng chống xung đột. Trên thực tế, một số lâu đài được xây dựng làm nơi ở sang trọng cho hoàng gia và giới quý tộc. Những lâu đài này thường được thiết kế với mục đích tạo sự thoải mái và sang trọng, đồng thời chúng được trang bị mọi thứ, từ đồ nội thất cao cấp đến những khu vườn sang trọng.

Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về lâu đài hoàng gia là lâu đài Windsor, nơi ở của hoàng gia Anh trong hơn 900 năm. Được xây dựng lần đầu bởi William the Conqueror vào thế kỷ 11 như một pháo đài quân sự, lâu đài dần dần được mở rộng và tân trang lại qua nhiều thế kỷ, cuối cùng trở thành cung điện hoàng gia tráng lệ như ngày nay.

Ngoài ra còn có cung điện Versailles ở Pháp, Alhambra ở Tây Ban Nha và lâu đài Neuschwanstein ở Đức. Tất cả những lâu đài này đều được xây dựng làm nơi ở cho hoàng thất, đồng thời dùng để chiêu đãi khách, tổ chức những buổi vũ hội và tiệc chiêu đãi lớn, thể hiện sự giàu có và quyền lực của hoàng gia. Mặc dù những lâu đài này có thể không được thiết kế để phòng thủ nhưng chúng vẫn thường được củng cố nghiêm ngặt và được trang bị tất cả các công nghệ và vũ khí mới nhất.

Thể hiện quyền lực

Ngoài khả năng phòng thủ và được sử dụng làm nơi ở của hoàng gia, lâu đài còn thường được sử dụng như một cách để đe dọa tầng lớp nông dân địa phương. Các lâu đài là biểu tượng của quyền lực và sự hiện diện của chúng ở một khu vực nhất định thường đủ để khiến người dân địa phương phải suy nghĩ kỹ trước khi thách thức quyền lực của những người cai trị.

Một cách mà các lâu đài được sử dụng để đe dọa nông dân là áp đặt các loại thuế quan nặng nề đối với người dân địa phương. Các lãnh chúa và quý tộc sống trong lâu đài thường có toàn quyền kiểm soát nền kinh tế địa phương và họ sử dụng quyền lực này để bòn rút càng nhiều của cải từ người dân càng tốt.

Ngoài sức mạnh kinh tế, lâu đài còn thể hiện sức mạnh quân sự. Cảnh tượng một lâu đài nằm trên ngọn đồi giữa ngôi làng hoặc thị trấn thường đủ để đẻ doạ những kẻ tấn công, và những người nông dân sống gần đó thường bị buộc phải cung cấp lao động và vật tư để giúp duy trì khả năng phòng thủ của lâu đài.

Nhà vệ sinh nguy hiểm chết người

Những sự thật ít biết về các lâu đài Trung cổ - 6

Trong các lâu đài thời trung cổ, nhà vệ sinh thường được đặt ở những nơi nguy hiểm. Chúng thường được xây dựng trên các bức tường bên ngoài của lâu đài, có một cái lỗ dẫn vào máng chảy thẳng xuống hào hoặc mặt đất bên dưới. Điều này giúp mọi người sử dụng nhà vệ sinh dễ dàng nhưng cũng khiến nó trở thành một nơi nguy hiểm.

Một trong những mối nguy hiểm lớn nhất khi sử dụng nhà vệ sinh trong lâu đài thời Trung cổ là nguy cơ bị ngã. Nhà vệ sinh thường được đặt cao so với mặt đất và chỗ ngồi thường chỉ là những cái lỗ đơn giản được khoét vào đá hoặc gỗ. Không có thanh chắn an toàn hoặc các tính năng bảo vệ khác nên không có gì lạ khi mọi người vô tình trượt hoặc ngã khi đi vệ sinh.

Một mối nguy hiểm khác khi sử dụng nhà vệ sinh trong lâu đài là nguy cơ bị tấn công. Vì nhà vệ sinh thường nằm ở các bức tường bên ngoài của lâu đài nên rất dễ bị quân địch tấn công. Không có gì lạ khi binh lính nhắm bắn vào nhà vệ sinh nhằm làm suy yếu tinh thần của quân phòng thủ, và những người sử dụng nhà vệ sinh thường có nguy cơ bị trúng tên hoặc các loại đạn khác. 

Những sự thật ít biết về các lâu đài Trung cổ - 7

Thêm vào đó là nhà vệ sinh trong các lâu đài thời Trung cổ thường mất vệ sinh. Không có nước máy hoặc hệ thống ống nước hiện đại, và chất thải tích tụ trong máng trượt thường thu hút chuột và các loài sâu bọ khác. Điều này khiến khu vực xung quanh nhà vệ sinh trở thành nơi sinh sản của dịch bệnh và nhiều người sử dụng nhà vệ sinh trong lâu đài thời Trung cổ có nguy cơ mắc bệnh và nhiễm trùng.

Những cầu thang xoắn ốc chật hẹp

Những sự thật ít biết về các lâu đài Trung cổ - 8

Các lâu đài thời Trung cổ được thiết kế với nhiều tính năng nhằm ngăn chặn những kẻ tấn công và một trong những cách hiệu quả nhất là cầu thang hẹp, quanh co. Cầu thang trong lâu đài thường được xây dựng hẹp và dốc, lối rẽ hẹp và bậc thang không đều, khiến chúng khó di chuyển nhanh hoặc theo nhóm lớn. Điều này là có chủ ý, vì nó khiến những kẻ tấn công xông lên cầu thang và tiếp cận các tầng trên của lâu đài khó khăn hơn nhiều.

Ngoài ra, cầu thang hẹp còn có tác dụng tâm lý đối với những kẻ tấn công. Cảm giác ngột ngạt khi bị mắc kẹt trong một cầu thang hẹp, quanh co, thường chỉ được chiếu sáng bằng ánh đèn mờ ảo sẽ khiến bất kỳ kẻ tấn công nào phải sợ hãi và mất phương hướng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hàn Ly (Theo historyskills) ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN