Những sa mạc bí ẩn đến nay chưa có lời giải đáp
Rất nhiều sa mạc mang những bí ẩn khó hiểu khiến các nhà khoa học đau đầu tìm lời giải đáp.
Vòng tròn kỳ lạ
Trên sa mạc Namib, hàng triệu vòng tròn cách đều nhau nằm rải rác khắp mọi nơi. Các cạnh của chúng được viền cỏ cao đến đầu gối bao xung quanh nhưng không có gì mọc ở giữa, ngay cả khi đất được bón phân. Tất cả các nhà khoa học đều khó hiểu về điều này. Các giả thuyết được đưa ra bao gồm hoạt động của mối, đà điểu tắm cát, các loài thực vật độc hại và nấm giết chết các mảng cỏ ở giữa vòng tròn... nhưng chúng đều không có sức thuyết phục. Các vòng tròn kỳ lạ xuất hiện ở sa mạc Namib kéo dài 1.800 km đến Tây Cape của Nam Phi. Mỗi vòng tròn có thể mở rộng đường kính từ 2 đến 20m và có tuổi thọ lên đến 75 năm.
Ngôi mộ kỳ lạ
Trong Thung lũng các vị vua, cùng một nghĩa địa nơi hài cốt của Vua Tutankhamun được phát hiện, một bí ẩn 3.000 năm tuổi được đưa ra ánh sáng. Vào năm 2005, một căn phòng bằng đá vôi đơn sơ đã vô tình được phát hiện bên dưới một số túp lều của các công nhân cổ đại. Nó chứa 28 chiếc bình khổng lồ và 7 chiếc quan tài, tất cả các quan tài đều được niêm phong cẩn thận. Một số được vẽ khuôn mặt màu vàng, nhưng không có cơ thể nào. Thay vào đó, các quan tài và bình được nhồi bằng các mảnh gốm, đá, con dấu bằng bùn, vải, gỗ và natron, một loại bột dùng để lau khô người chết. Một trong những chiếc quan tài thậm chí còn có một chiếc quan tài khác bên trong. Đây có phải là một vụ chôn cất giả để đánh lừa ai đó? Ai đã xây dựng vụ chôn cất giả này? Và để đánh lừa ai với mục đích gì? Những câu hỏi này chưa ai tìm ra đáp án.
Khối khí độc khổng lồ
Vào năm 2003, một vệ tinh được sử dụng để đo mê-tan đã tìm thấy một đám mây có thể gây chết người khi nó đi qua Four Corners ở Hoa Kỳ. Four Corners là khu vực giao nhau giữa Colorado, New Mexico, Arizona và Utah. Một thứ gì đó đang giải phóng một lượng khí mê-tan gây sốc bằng 10% lượng khí mê-tan phát thải hằng năm ở toàn nước Mỹ. Hiện tượng này tiếp tục kéo dài trong 6 năm. Sau đó, nó dừng lại một cách bí ẩn như khi nó bắt đầu. Có gần 40.000 giếng trong khu vực có thể là nguyên nhân gây ra việc thải khí nhà kính. Mục đích của các giếng này là khai thác khí tự nhiên, phần lớn là khí mê-tan, từ môi trường giàu than đá tại địa phương. Tuy nhiên, người ta không thể giải thích một cách thỏa đáng thể tích tuyệt đối của khí nhà kính được tìm thấy trôi nổi tại Four Corners. Theo NASA, khả năng sự kiện khí mê-tan kéo dài 6 năm là một vụ rò rỉ khí tự nhiên. Dù do con người tạo ra hay tự nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng khám phá nguồn gốc của khí mê-tan, một loại khí hiệu quả hơn trong việc tạo ra sự nóng lên toàn cầu so với khí cacbonic.
Tàn tích của người Syria
Có những tàn tích trên sa mạc ở Syria còn lâu đời hơn cả kim tự tháp. Đây là những tàn tích cuối cùng của một thành phố bí ẩn từng nằm cách xa Damascus ngày nay 80km. So với tàn tích này thì thành phố cổ Damascus được thành lập cách đây 5.000 năm còn rất non trẻ. Vào năm 2009, nhà khảo cổ học Robert Mason đang thực hiện nghiên cứu tại một tu viện ở Syria được xây dựng vào thế kỷ thứ 4 hoặc thứ 5 thì một số thành tạo đá bất thường gần đó đã lọt vào mắt ông. Đó là những thành tạo có tường bao quanh được gọi là “diều sa mạc”, những cái bẫy đá có thể đưa linh dương và các loài động vật khác vào một khu vực mà chúng có thể dễ dàng bị giết. Khi nghiên cứu, người ta phát hiện ra những vòng tròn đá này có từ 6.000 đến 10.000 năm tuổi. Trong khi đó, kim tự tháp sớm nhất, Đại kim tự tháp Giza, được cho là đã được xây dựng cách đây 4.500 năm. Tại thời điểm này, ai đã xây dựng thành phố đá này và tại sao cho đến khi nó trở nên hoang tàn vẫn chưa được biết?
Những đồ vật bí ẩn
Những công cụ bằng đá thủ công lâu đời nhất từng được phát hiện khi khai quật ở vùng sa mạc của Kenya. Khám phá vào năm 2011 này có thể bác bỏ niềm tin được củng cố rằng, việc chế tạo công cụ cổ đại chỉ xảy ra ở các loài có liên quan đến con người hiện đại. 149 hiện vật bằng đá này có niên đại khoảng 3,3 triệu năm trước, thời kỳ mà tổ tiên loài người chưa được biết đến. Dù là thợ thủ công của loài nào thì những "người" này cũng có đủ năng lực thể chất và tinh thần để đặt lưỡi dao cắt xuống đá, một kỹ thuật được gọi là "knapping." Các nhà nghiên cứu không biết ai đã tạo ra những công cụ này, họ chỉ biết rằng nó được tạo ra khi loài người vẫn chưa xuất hiện. Một số giả thuyết cho rằng, các công cụ cắt tiên tiến được phát triển khi thịt trở thành một phần quan trọng của sự sống còn. Nhưng các hiện vật của người Kenya lại chứng minh, nghề thủ công này không bắt nguồn từ nhu cầu chế biến thịt. Hồi đó, Kenya không phải là sa mạc mà là một vùng rừng cây rậm rạp.
The Atacama Nitrates
Sa mạc Atacama còn được gọi là nơi “không có gì có thể tồn tại" bởi nó là nơi khô hạn nhất hành tinh và rất hiếm hoi mới nhận được lượng mưa hơn 1mm mỗi năm. Nhưng điều đặc biệt là trên sa mạc này có mỏ nitrat và iốt dồi dào nhất thế giới. Đây là một bí ẩn về khoáng chất không giống bất kỳ nơi nào khác. Các vi khuẩn cần thiết cho sự hình thành chất lắng đọng nitrat và iốt hoàn toàn không có ở đây, nhưng các nitrat Atacama lại tạo thành một dải dài khoảng 700km và rộng 20km. Một số nhà khoa học đặt giả thuyết rằng, vành đai nitrat khổng lồ này có thể được tạo thành từ các khoáng chất đến với sự trợ giúp của nước biển Thái Bình Dương phun cách đó 50km, nitơ trong khí quyển biến thành nitrat bằng cách liên kết với đất, muối cùng nước ngầm giàu khoáng chất và nổi lên bề mặt của các ngọn núi. Hiện tại, giả thuyết này có vẻ thực tế nhất nhưng nó vẫn chưa phải là lời giải thích chính xác nhất cho hiện tượng này.
Cánh đồng thủy tinh tại sa mạc Sahara
Một số nghiên cứu trên một viên ngọc bọ hung từng thuộc về Vua Tut đã chứng minh rằng, thủy tinh có thể được sản xuất trước cả nền văn minh Ai Cập. Tò mò để tìm câu trả lời, các nhà khoa học đã phát hiện ra một khu vực trên sa mạc Sahara, nơi những khối thủy tinh bí ẩn nằm rải rác trên cát. Những khối thủy tinh này xuất hiện từ đâu? Các lời giải thích được đưa ra bao gồm một vụ va chạm thiên thạch hoặc một vụ nổ khí nóng phi thường và sức nóng khiến cát tạo ra thủy tinh. Vì không có bằng chứng về một hố va chạm, các nhà khoa học đã thử nghiệm lý thuyết vụ nổ không khí bằng các mô phỏng máy tính. Kết quả cho thấy, nếu có một vụ va chạm kiểu Shoemaker-Levy phát nổ vào bầu khí quyển của Trái đất, quả cầu lửa tạo ra sẽ đập xuống bề mặt đất giống như một cái lò, nấu cát thành thủy tinh với nhiệt độ lên tới 18.000 độ C thì mới có thể tạo ra số thủy tinh tìm thấy tại sa mạc Sahara. Nếu thực sự có vụ nổ như vậy xảy ra, nó sẽ tạo ra một sự kiện hủy diệt lớn hơn là cánh đồng thủy tinh này. Do đó, số thủy tinh từ đâu xuất hiện tại Sahara vẫn là một câu hỏi lớn.
Châu Phi được biết đến như một lục địa của các bộ lạc và chủ đề về sắc tộc ở châu Phi là một trong những điều...
Nguồn: [Link nguồn]