Những phong tục có 1-0-2 khiến nhiều người bất ngờ vào dịp đầu xuân
Cướp giọng gà, trộm đầu năm lấy may hay vỗ mông tỏ tình là những phong tục thú vị ở Việt Nam mà chỉ cần nghe đến tên cũng khiến nhiều người phải bất ngờ.
"Cướp" giọng gà
“Cướp giọng gà” hay “Đón giọng gà” là phong tục rất độc đáo của người Pu Péo (Hà Giang). Mặc dù dân số của dân tộc này không đông nhưng họ còn lưu giữ được những phong tục kỳ lạ và nhiều nghi lễ dân gian phong phú, trong đó có tục cướp giọng gà - một phong tục khá thú vị.
Người Pu Péo. Ảnh: I.T
Vào lúc rạng sáng của năm cũ sang năm mới, người dân Pu Pép sẽ thức dậy sớm hơn lũ gà và canh chừng gà trống. Khi chúng đang vỗ cánh để chuẩn bị cất tiếng gáy một ngày mới thì người dân sẽ thi nhau ném pháo vào chuồng để khiến lũ gà giật mình.
Lúc đó chúng sẽ nhảy loạn xạ trong chuồng và thi nhau gáy. Lập tức mọi người cùng hò hát vang trời. Người Pu Péo quan niệm tiếng gà vừa hay vừa thiêng liêng, đánh thức cả ông mặt trời nên ai hát to, hát hay át được tiếng gà thì năm mới sẽ mạnh khỏe, gặp được nhiều điều may mắn và hạnh phúc.
Đi ăn trộm lấy may
Đó là một phong tục lâu đời của dân tộc Lô Lô - một dân sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Với họ chuyện đi ăn cắp một thứ gì đó mang về nhà vào đêm 30 Tết sẽ giúp gia đình gặp nhiều may mắn trong năm mới. Tuy nhiên, người Lô Lô không lấy nhiều hay lấy những món đồ có giá trị lớn mà chỉ lựa chọn củ hành, củ tỏi, thanh củi…
Nhiều phong tục rất lạ của những dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Ảnh: I.T
Tục vỗ mông của người H'mông
Vào mùng 2 Tết hàng năm, cộng đồng người H'mông sẽ tổ chức lễ hội cầu phúc truyền thống đặc biệt mang tên là Sài Sán. Trong lễ hội này, tất cả người H'mông đều tranh thủ thực hiện những hoạt động, phong tục mang đầy màu sắc lễ hội thú vị của dân tộc mình. Trong đó phong tục vỗ mông tìm vợ tìm chồng có lẽ là phong tục độc đáo nhất.
Theo đó, khi một anh chàng thanh niên người H'mông đi du xuân trong dịp này tại các hội chợ dưới chân núi mà may mắn bắt gặp cô gái mình thích. Anh ta sẽ tiến tới vỗ mông cô nàng thay cho một lời cầu hôn, dù rằng lời cầu hôn bằng hình thức vỗ mông này có vẻ hơi táo bạo và bất ngờ.
Tục vỗ mông tỏ tình của người H'mông. Ảnh: I.T
Ấy vậy mà những cô gái bị "tấn công" sẽ không hề tỏ ra chút nào khó chịu và nếu họ cũng thích chàng trai đó họ hoàn toàn có quyền vỗ lại mông của anh ta. Cứ thế cả hai sẽ vỗ qua vỗ lại đủ 9 lần, rồi đợi ngày se duyên thành vợ thành chồng mà thôi.
Xem bói gan lợn thiến
Trong ngày Tết của người Hà Nhì, thịt lợn dâng cúng tổ tiên là lễ vật bắt buộc các gia đình phải có. Dù giàu hay nghèo, vào ngày Tết, tất cả mọi gia đình đều mổ lợn đón năm mới. Đây là những con lợn đực, được thiến từ đầu năm để vỗ béo do các hộ gia đình tự nuôi lấy.
Khi mổ lợn ăn Tết, lá gan là thứ đặc biệt quan trọng. Người Hà Nhì nhìn vào lá gan lợn lành lặn, màu sắc tươi tốt, mật lợn phải căng đầy thì năm đó chăn nuôi phát triển, anh em con cháu sẽ vui vẻ thuận hòa.
Người Mường gọi trâu về ăn Tết
Từ mấy ngày trước Tết, người Mường ở Hoà Bình chuẩn bị sẵn mõ để qua giao thừa đốt đuốc đi gọi vía trâu. Họ tin rằng, đó là cách trả ơn vật nuôi trung thành đã vất vả giúp gia chủ cấy cày.
Ngoài ra, người Mường ở đây cũng treo bánh ống lên các dụng cụ sản xuất như cày, bừa, đòn gánh để mời “những người bạn đồng hành” này về ăn Tết với gia đình. Họ quan niệm, con trâu hay cái cày cũng cần được nghỉ Tết sau một năm vất vả trên đồng ruộng.
Tục gọi hồn của người Thái vào dịp Tết
Nghe thì hơi sợ hãi huyền bí như vậy, nhưng thực chất tục lệ gọi hồn của cộng đồng người Thái là một phong tục khá giống với tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Kinh, cụ thể là việc cúng kiếng mời ông bà về ăn Tết cùng gia đình dịp năm mới thôi. Theo đó, tối 29 hoặc 30 Tết, các gia đình người thái sẽ làm thịt hai con gà, một là để cúng tổ tiên ông bà, một là dùng gọi hồn các thành viên đã khuất trong gia đình.
Ngày 20.2, hàng ngàn người dân từ khắp nơi đã đổ về Bảo tàng Quang Trung (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định)...