Những nét văn hóa truyền thống độc đáo hấp dẫn cả thế giới của Ấn Độ

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Trải qua hàng ngăn năm lịch sử, những nét văn hóa này vẫn được bảo tồn và là kim chỉ nam cho phong cách sống của người Ấn Độ ngày nay.

Sự thật là có đến hàng ngàn phong tục văn hóa truyền thống ở Ấn Độ. Hầu hết những nét văn hóa này đều bắt nguồn từ Kinh sách và những tài liệu có từ thời Ấn Độ cổ đại.

Và một vài truyền thống trong số đó khiến bạn bè trên khắp thế giới say mê tìm hiểu và khám phá. Nhưng tựu chung lại, cốt lõi của văn hóa Ấn Độ là phải luôn cư xử đúng mực, lịch sự, tôn trọng người khác và cùng nhau tiến bộ. Dưới đây là những phong tục truyền thống độc đáo mang đậm bản sắc Ấn

1. Namaste

Namaste.

Namaste.

Namaste là một trong những phong tục truyền thống phổ biến nhất tại Ấn Độ. Và ngày nay, Namaste còn lan tỏa đến nhiều nơi, được nhiều người, có cả những người nổi tiếng trên thế giới sử dụng.

Điển hình trong số đó là cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã sử dụng nó trong nhiều dịp lễ quan trọng. Hay cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng đã từng sử dụng Namaste để chào mọi người tại quảng trường Thời Đại ở New York, Mỹ trong ngày hội Yoga Quốc tế lần thứ nhất.

Vậy, Namaste là gì? Namaste hoặc Namaskar hay ‘Namaskaare’ là một trong năm hình thức chào hỏi truyền thống được đề cập đến trong Kinh Vệ Đà của Hindu giáo. Nó có nghĩa là "Tôi cúi chào bạn", thực hiện bằng cách chấp hai lòng bàn tay vào nhau và đặt trước ngực. Hàm nghĩa của hành động này ý muốn nói "Hãy để cho tâm trí chúng ta được hiểu nhau".

Từ Namaste cũng có thể được hiểu là "na ma" (không phải của tôi), biểu thị sự giảm bớt cái tôi của bản thân trước sự có mặt của một người khác.

2. Mỗi mùa đều là mùa lễ hội

Ở Ấn Độ, mỗi mùa đều là mùa lễ hội.

Ở Ấn Độ, mỗi mùa đều là mùa lễ hội.

Ấn Độ là đất nước của những lễ hội. Nguyên nhân xuất phát từ sự đa dạng về tôn giáo và dân tộc. Mỗi một dân tộc, tôn giáo sẽ có những ngày lễ kỉ niệm riêng để bày tỏ lòng tôn kính đối với những vị thần, nữ thần họ tôn thờ.

Người Hồi giáo ở Ấn Độ sẽ ăn mừng ngày lễ Elid; người Kitô giáo có lễ Giáng Sinh, ngày thứ Sáu Tuần Thánh (thứ Sáu Tốt Lành); người Sikh có lễ hội Baisakhi (ăn mừng mùa thu hoạch) và ngày sinh của Thánh Gurus.

Trong khi đó, người Hindu ở Ấn Độ nổi tiếng thế giới với lễ hội Diwali, Holi và Makar Sakranti. Người Jians có lễ hội Mahavir Jayanti. Đạo Phật lại kỉ niệm ngày sinh của Đức Phật với ngày lễ Phật Đản.

3. Gia đình nhiều thế hệ

Gia đình nhiều thế hệ là một khái niệm không mấy xa lạ ở các quốc gia châu Á. Ở Ấn Độ những gia đình nhiều thế hệ này thường bao gồm tất cả những thành viên trong gia đình (cha mẹ, vợ chồng, con cái và trong một vài trường hợp còn có cả bà con họ hàng) cùng sinh sống với nhau dưới một mái nhà.

Điều này xuất phát chủ yếu từ tính gắn kết của xã hội Ấn Độ. Đồng thời khi sống cùng nhau, mọi người có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhau giải quyết những khó khăn, áp lực hay căng thẳng trong cuộc sống.

4. Nhịn ăn (Fasting)

Nhịn ăn là một phần không thể thiếu trong nền văn hóa Hindu của Ấn Độ.

Nhịn ăn là một phần không thể thiếu trong nền văn hóa Hindu của Ấn Độ.

Nhịn ăn là một phần không thể thiếu trong nền văn hóa Hindu của Ấn Độ. Nguồn gốc của việc nhịn ăn có lẽ bắt đầu từ một nghi lễ trong Kinh Vệ Đà. Nhịn ăn (Fasts) hay kiêng ăn (Vrats) hoặc tuyệt thực (Upvas) là một cách để bày tỏ sự quyết tâm của bản thân hoặc bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần và nữ thần trong văn hóa Hindu.

Người dân Ấn Độ sẽ thực hành nhịn ăn trong những dịp lễ khác nhau. Một số người còn thực hành nhịn ăn các ngày khác nhau trong tuần để tưởng niệm một vị thần hoặc nữ thần trong ngày cụ thể đó.

Người Ấn Độ tin rằng nhịn ăn là một cách để cắt đứt những đòi hỏi của cơ thể, tự trừng phạt để tẩy sạch tội lỗi bản thân đã phạm phải từ trước đó cho đến lúc bắt đầu nhịn ăn. Tùy vào từng dịp cụ thể mà quá trình nhịn ăn sẽ có những quy tắc và luật lệ riêng.

5. Bò thần

Trong văn hóa Ấn Độ, bò được xem như một con vật Thánh.

Trong văn hóa Ấn Độ, bò được xem như một con vật Thánh.

Bò, trong văn hóa Ấn Độ được xem như một con vật Thánh. Bò được tôn thờ như hình tượng của một người mẹ, được miêu tả là có tấm lòng rộng lượng như Mẹ Trái Đất và mang nhiều ý nghĩa tốt lành trong văn hóa và tôn giáo của Ấn Độ.

Trong Kinh Vệ Đà, có nhiều đoạn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo vệ và chăm sóc bò. Bò là nguồn sữa để duy trì sự sống. Thậm chí phân bò còn là nguồn nhiên liệu thiết yếu và là nguồn năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, đặc biệt ở những khu vực nông thôn của Ấn Độ.

Giết bò hoặc sử dụng thịt bò được xem là một điều tội lỗi. Vì thế nhiều bang ở Ấn Độ đã đưa lệnh cấm giết mổ bò vào luật.

6. Hệ thống hôn nhân sắp đặt

Ngày nay, những cuộc hôn nhân sắp đặt vẫn được yêu thích ở nhiều nơi tại Ấn Độ.

Ngày nay, những cuộc hôn nhân sắp đặt vẫn được yêu thích ở nhiều nơi tại Ấn Độ.

Khái niệm hôn nhân sắp đặt ở Ấn Độ bắt nguồn từ thời Kinh Vệ Đà. Theo đó, các gia đình hoàng tộc thường tổ chức một nghi thức với tên gọi "Swayambar" cho những cô gái đã đến tuổi cập kê trong gia đình.

Những đối tượng thích hợp từ khắp mọi miền đất nước sẽ được mời đến để thi đấu với nhau trong một vài cuộc thi nhằm tìm ra người chiến thắng để kết đôi với cô gái. Hoặc cô gái cũng có thể tự do lựa chọn ra người chồng mà mình ưng ý trong số những ứng viên được mời đến.

Ngày nay, khái niệm hôn nhân sắp đặt vẫn rất được người Ấn Độ yêu thích và trở thành một phần không thể thiếu trong truyền thống văn hóa của nước này.

7. Atithi Devo Bhavah

Atithi Devo Bhavah - khách là Thượng đế.

Atithi Devo Bhavah - khách là Thượng đế.

Ở Ấn Độ, câu nói "Atithi Devo Bhavah" luôn được người Ấn đặt lên hàng đầu. Câu này mang ý nghĩa "khách là Thượng đế". Đây là câu tiếng Phạn được trích từ kinh sách của Hindu giáo và sau này trở thành một phần quy tắc ứng xử của xã hội Hindu giáo. Theo đó, khách mời luôn giữ vai trò quan trọng bậc nhất đối với người Ấn Độ.

8. Ăn bằng tay

Đối với người Ấn, ăn bằng tay mang đến rất nhiều lợi ích.

Đối với người Ấn, ăn bằng tay mang đến rất nhiều lợi ích.

Việc ăn bằng tay đối với nhiều người có vẻ là một điều không tốt nhưng đồi với người Ấn, nó thật ra lại mang đến rất nhiều lợi ích.

Ngón tay có thể hấp thụ nhiệt, giúp miệng không bị bỏng khi đưa thức ăn nóng vào bên trong. Bên cạnh đó, người ăn còn có thể kiểm tra nhiệt độ của thức ăn trước khi ăn. Ngoài ra, bạn còn có xu hướng ăn chậm hơn khi ăn bằng tay – điều này giúp hỗ trợ tiêu hóa.

Theo truyền thống, tay phải sẽ được dùng để ăn, và tay trái được xem là dơ bẩn. Mọi người bắt buộc phải rửa tay thật kỹ trước khi ăn với xà phòng và nước. Việc này giúp cho quá trình ăn uống đảm bảo hợp vệ sinh.

Ăn bằng tay là một nét văn hóa phổ biến ở Nam và Đông Ấn Độ, nhưng lại không được ưa chuộng ở Bắc và Tây Ấn Độ. Ở hai khu vực này, mọi người sử dụng thìa để lấy cơm ăn nhưng sẽ dùng tay để bẻ bánh mì.

Những nền văn hóa ấn tượng nhất trên toàn thế giới

Trên thế giới có tới 195 quốc gia và hàng ngàn nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên có những nền văn hóa đặc biệt ấn tượng,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuyết Nhung ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN