Những kiến trúc nổi tiếng không còn cơ hội chiêm ngưỡng

Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng được xây dựng từ trước Công nguyên giờ đã bị phá hủy hoàn toàn bởi các cuộc xung đột trên khắp thế giới. Tiếc là, chúng ta đã không còn cơ hội chiêm ngưỡng chúng.

1. Nhà thờ Hồi Giáo Samarra, Iraq

Những kiến trúc nổi tiếng không còn cơ hội chiêm ngưỡng - 1

Là một trong những nhà thờ Hồi Giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng vào thế kỷ 9 nằm bên dòng sông Tigris, phía Bắc Baghdad. Nhà thờ nổi tiếng với tòa tháp Malwiya cao 52 mét, có đường xoắn ốc lên đỉnh tháp để các tín đồ leo lên một cách dễ dàng. Hình ảnh tòa tháp từng xuất hiện trên tiền giấy của Iraq. Tuy nhiên, vào năm 2005, sau cuộc đánh bom tấn công của quân NATO, đỉnh ngọn tháp và những bức tường xung quanh đã bị phá hủy.

2. Tượng phật Bamyan, Afghanistan

Những kiến trúc nổi tiếng không còn cơ hội chiêm ngưỡng - 2

Không may rằng, di sản tiêu biểu và ngoạn mục nhất của Phật giáo - tượng Phật Bamyan lại được sinh ra trong đất nước luôn bị chiến tranh tàn phá. Tượng cao hơn 53 mét, giành vị trí đầu bảng trong danh sách những tượng Phật cao nhất thế giới. Tồn tại được hơn 1.500 năm nhưng do người Taliban coi tượng Phật Bamyan là sự mê tín và bị phá hủy bằng thuốc nổ

3. Thành phố cổ Borsa, Syria

Những kiến trúc nổi tiếng không còn cơ hội chiêm ngưỡng - 3

Liên tục có người cư trú trong khoảng 2.500 năm, thành phố Bosra trở thành thủ đô của người La Mã trong đế quốc Ả Rập. Phần trung tâm là nhà hát La Mã tuyệt đẹp xây dựng từ thế kỷ thứ 2 và tồn tại nguyên vẹn cho đến khi cuộc xung đột gần đây xảy ra.

4. Nhà thờ Hồi giáo ở Aleppo, Syria

Những kiến trúc nổi tiếng không còn cơ hội chiêm ngưỡng - 4

Di sản thế giới này được xây dựng năm 715 ở triều đại Umayyad và được đánh giá là một trong số các nhà thờ Hồi giáo lâu đời nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sau cuộc nội chiến Syria vào năm 2013, di sản này đã trở thành đống đổ nát. Chiến tranh đã tàn phá nghiêm trọng những bức tường và sân.

5. Công trình bánh xe nước ở Hama, Syria

Những kiến trúc nổi tiếng không còn cơ hội chiêm ngưỡng - 5

Công trình bánh xe nước rộng 20 mét là công trình thủy lợi được xây dựng vào thế kỷ thứ 5. Nó đại diện cho hệ thống thủy lợi được thiết kế một cách khéo léo thời bấy giờ. Công trình với 17 chiếc bánh xe gỗ đã tồn tại cho đến ngày nay và trở thành địa điểm du lịch chính của Hama. Thế nhưng nhiều bánh xe đã bị đốt cháy bởi máy bay chiến đấu trong trận xung đột vào năm 2014.

6. Pháo đài Citadel, ở Aleppo, Syria

Những kiến trúc nổi tiếng không còn cơ hội chiêm ngưỡng - 6

Những pháo đài này đã tồn tại ít nhất 4 thiên niên kỷ, từ thời Alexander Đại đế qua thời La Mã, Mông Cổ và sự cai trị của Ottoman. Tuy nhên, thành trì này đã được sử dụng như một căn cứ trong chiến sự gần đây và một vài tòa nhà đã bị phá hủy.

7. Khu chợ cổ, Syria

Những kiến trúc nổi tiếng không còn cơ hội chiêm ngưỡng - 7

Đây từng là một trung tâm thương mại nổi tiếng với các sản phẩm tốt nhất trong khu vực, gồm các loại vải, thực phẩm và phụ kiện. Tuy nhiên, cuộc giao tranh ác liệt gần đây đã phá hủy nhiều đường hầm. UNESCO đã mô tả điều này như một thảm kịch.

8. Kho báu Nimrud, Iraq

Những kiến trúc nổi tiếng không còn cơ hội chiêm ngưỡng - 8

Thành phố Assyria cổ đại đã là nơi chứa vô số kho báu của các đế quốc, bao gồm tượng đài và nhiều trang sức. Sau cuộc xâm lược năm 2003, nơi này đã bị tàn phá bởi nạn cướp bóc, nhiều hiện vật mất cắp nay đã tìm thấy trong các bảo tàng nước ngoài.

9. Lâu đài Crac des Chevaliers, Syria

Những kiến trúc nổi tiếng không còn cơ hội chiêm ngưỡng - 9

Lâu đài Crusader có từ thế kỷ 11, tồn tại qua những trận chiến và thảm họa thiên nhiên. Năm 2006, lâu đài này đã được công nhận là Di sản thế giới. Tuy nhiên, vào năm 2013 đã hủy hoại nhiều bức tường xung quanh.

10. Lăng mộ của Jonah, Iraq

Những kiến trúc nổi tiếng không còn cơ hội chiêm ngưỡng - 10

Lăng mộ Jonah là nơi an nghỉ của Thánh tiên tri Jonah. Nơi này đã có từ thế kỷ 8 trước công nguyên và trở thành địa điểm quan trọng đối với Kito giáo và Hồi giáo. Vào năm 2014, công trình cổ đại này đã hoàn toàn bị phá hủy bởi những chiến binh lực lượng nhà nước Hồi giáo IS trong một cuộc giao tranh.

11. Nhà thờ Hồi giáo Khaled Ibn Walid, Syria

Những kiến trúc nổi tiếng không còn cơ hội chiêm ngưỡng - 11

Trong số các nhà thờ Hồi giáo ở Syria, đây là địa điểm nổi tiếng nhất. Tuy nhiên, nơi đây này đã trở thành trung tâm của các cuộc xung đột Homs. Hậu quả là các lăng tẩm linh thiêng bị phá hủy hoàn toàn, nhiều nội thất bị đốt cháy.

12. Thành phố cổ Palmyra, Syria

Những kiến trúc nổi tiếng không còn cơ hội chiêm ngưỡng - 12

Theo đánh giá của UNESCO, thành phố Palmyra như một “ốc đảo trong sa mạc Syria”. Được xây dựng từ thế kỷ 2 trước công nguyên, Palmyra mang những đặc trưng kiến trúc tân tiến nhất của thời kỳ đó. Đến thời Hy Lạp – La Mã và thời kỳ Ba Tư, thành phố được tu bổ, nâng cấp và trở thành một trong những nơi chứa đựng những dấu tích độc đáo của lịch sử các nền văn hóa. Tuy nhiên, Palmyra hiện giờ, người ta sợ rằng, nó sẽ bị tiếp tục tàn phá bởi nạn cướp bóc.

13. Bảo tàng diệt chủng Armenia, Syria

Những kiến trúc nổi tiếng không còn cơ hội chiêm ngưỡng - 13

Bảo tàng diệt chủng Armenia là đài tưởng niệm 1,5 triệu người bị giết từ năm 1915 đến 1923. Tuy nhiên, vào năm 2014, nó đã bị phá hủy bởi lực lượng nhà nước Hồi giáo IS

14. Thành phố Cyrene, Libya

Những kiến trúc nổi tiếng không còn cơ hội chiêm ngưỡng - 14

Cyrene là thành phố quan trọng đối với người Hy Lạp và La Mã, được thành lập năm 630 trước công nguyên. Thành phố là nơi khởi nguồn của những huyền thoại nổi tiếng, như những nữ anh hùng đi săn có cùng tên và cô dâu của thần Apollo. Tuy nhiên, khi các cuộc cách mạng diễn ra ở Libya, một khu vực rộng lớn ở thành phố đã bị phá hủy vô cùng nặng nề.

15. Nhà thờ Hồi giáo Al-Omari, Syria

Những kiến trúc nổi tiếng không còn cơ hội chiêm ngưỡng - 15

Nhà thờ Hồi giáo Al-Omari là trung tâm khu phố cổ Jabalya trong kỷ nguyên Mamluk. Nhưng, hầu hết các bức tường, mái nhà cùng hơn hàng chục di tích lịch sử đã bị phá hủy bởi các cuộc không kích của Israel trong thời gian gần đây ở Gaza.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Nga (Infonet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN