Những khúc cua "rợn tóc gáy" lên Sapa sẽ không còn
Đoạn dốc 3 tầng kèm cua tay áo làm các bác tài ướt mồ hôi, nay được thay thế bằng cây cầu cạn vượt địa hình dài hơn 600 m, có trụ cầu cao nhất Việt Nam.
Có cầu mới, xe không phải đi qua con đèo hiểm trở (dưới chân cầu) nữa. Ảnh: BLC
Đến thời điểm này, cầu Móng Sến đã gần như hoàn thành để đưa vào sử dụng. Đây là cây cầu cạn vượt địa hình, nối từ khu vực chân dốc lên đỉnh dốc ba tầng - đoạn đường khó đi, quanh co, nguy hiểm nhất trên cung đường từ thành phố Lào Cai lên thị xã Sa Pa.
Sau khi được đưa vào sử dụng, cầu sẽ tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao thương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai và khu vực Tây Bắc. Đặc biệt, con đèo đi từ thành phố Lao Cai đến trung tâm du lịch Sapa sẽ dễ dàng hơn nhiều, nhờ đó phát triển mạnh hơn du lịch nơi đây.
Cầu Móng Sến là hạng mục công trình cấp đặc biệt, thuộc dự án đầu tư xây dựng đường nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa theo hình thức hợp đồng BOT. Được khởi công từ đầu năm 2020, đây là cây cầu cạn vượt địa hình dài hơn 600 mét, có trụ cầu cao nhất Việt Nam đến thời điểm hiện tại.
Từ mặt bệ trụ lên tới đỉnh cầu là hơn 80m. Cầu gồm 5 trụ và 2 mố, chiều dài của 3 nhịp chính lớn nhất là 132m. Bề rộng mặt cầu 14,5 mét đảm bảo cho 4 làn xe lưu thông trên cầu.
Cầu được áp dụng công nghệ đúc hẫng cân bằng, cáp dự ứng lực căng kéo ngoài, đây là công nghệ lần đầu tiên được sử dụng cho cầu lớn tại Việt Nam.
Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị xã Sa Pa khoảng 9 km về phía Tây Nam, nằm giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Fansipan theo tiếng địa phương có nghĩa là gì?
Nguồn: [Link nguồn]