Những điều thú vị về Tết Nguyên đán tại Malaysia
Tết Nguyên đán cũng là một ngày lễ lớn ở Malaysia. Tết Nguyên đán ở đây được gọi là "balik kampung" mang ý nghĩa là "trở về quê nhà".
Khắp nơi được trang trí những chiếc đèn lồng đỏ và các quầy hàng bày bán nhiều quà tặng, đặc biệt là cam sẽ rất phổ biến cho dịp này. Cam và quýt là một biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn nên người dân thường mua nhiều trước Tết Nguyên đán để trang trí hoặc tặng làm quà cho bạn bè, gia đình và các đối tác kinh doanh.
Một món ăn truyền thống độc đáo trong cộng đồng người Hoa ở Malaysia là Tung Yee Sang, rất được ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên đán, đó là món gỏi cá sống. Món salad có hương vị chua ngọt độc đáo và bao gồm các dải cá sống (thường là cá hồi), rau ngâm và các gia vị khác. Tất cả các thành phần được đặt riêng trên một đĩa lớn. Mọi người ngồi quanh bàn và cùng cầm đũa để thưởng thức.
Bữa tối đoàn viên
Thời khắc rất quan trọng trong dịp Tết Nguyên đán là bữa tối đoàn tụ được tổ chức vào đêm giao thừa. Phần lớn sẽ có bữa tối đoàn tụ tại nhà. Một món ăn phổ biến cho dịp này là Steam Boat, món lẩu với nhiều loại hải sản (tôm, bào ngư…) và thịt, trứng, rau, đậu phụ và mì.
Tết Nguyên Đán được tổ chức trong khoảng thời gian gần 10 ngày.
Ngày 1 - Đầu năm mới
Lễ kỷ niệm bắt đầu lúc nửa đêm. Sau bữa tối đoàn tụ mọi người sẽ đến chùa để chào đón năm mới và cầu nguyện. Ngày đầu tiên cũng là thời gian để thăm người thân và chúc thọ người lớn tuổi. Đổi lại, các thành viên lớn tuổi trong gia đình trao lại một bao lì xì đỏ gọi là ang pow cho trẻ em hoặc người chưa lập gia đình để bảo vệ khỏi linh hồn ma quỷ trong năm mới. Màu đỏ nói chung được cho là để xua đuổi tà ma trong văn hóa Trung Quốc.
Ngày thứ 2 - Thăm bạn bè và người thân
Ngày thứ hai cũng là một ngày nghỉ lễ ở Malaysia. Theo truyền thống, đây là ngày đến thăm nhà người thân ruột thịt hoặc bạn bè…
Ngày thứ 3 - Thăm mộ
Vào ngày mùng 3 Tết Nguyên đán, người Malaysia thường đến viếng thăm mộ những người thân đã khuất.
Ngày thứ 5 - Phá vỡ những điều cấm kỵ và bắn pháo hoa nhiều hơn
Mặc dù có thể nghe thấy tiếng pháo hoa vào bất kỳ ngày nào trong khoảng thời gian Tết Nguyên đán, nhưng vào ngày thứ 4, 5 pháo và pháo hoa sẽ được đốt nhiều hơn để thu hút sự chú ý từ thần may mắn.
Ngày thứ 7 - Tung Yusheng
Ngày thứ bảy là ngày truyền thống cho nghi lễ Yusheng (Yee Sang), thưởng thức món salad và mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.
Ngày thứ 8 – Đốt nhiều pháo hoa hơn vào nửa đêm
Mọi người cho rằng đây là đêm trước sự ra đời của Ngọc Hoàng, đặc biệt được tôn vinh bởi cộng đồng Phúc Kiến. Vào nửa đêm sẽ có pháo hoa lớn một lần nữa để chào mừng năm mới Phúc Kiến.
Ngày 9 - Năm mới Phúc Kiến, sinh nhật của Ngọc Hoàng
Với một cộng đồng Phúc Kiến rộng lớn, Penang tổ chức một lễ kỷ niệm đặc biệt lớn trong ngày này. Theo truyền thống, đây là ngày đầu tiên của năm mới thực sự đối với người Phúc Kiến tại Malaysia vì truyền thuyết kể rằng, họ đã từng ẩn náu khỏi những tên cướp trong 8 ngày đầu tiên của năm mới ở một đồn điền mía. Do đó, cây mía có tầm quan trọng trong ngày này và có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi. Vì ngày này cũng trùng với ngày sinh của Ngọc Hoàng, mọi người cúng dường và cầu nguyện cho Ngọc Hoàng.
Múa sư tử
Một điểm nổi bật với người dân địa phương và khách du lịch là các màn múa lân, múa sư tử. Phiên bản hiện đại của múa sư tử đòi hỏi những kỹ năng thể chất cực cao, đặc biệt là khi họ nhảy qua lại giữa những cây cột cao.
Nguồn: [Link nguồn]
Với vùng đất Thăng Long-Hà Nội thì chưng hoa Tết được nâng lên thành thú chơi cầu kỳ và chủ nhân còn ký thác tâm tư...