Những điều cấm kỵ khi du khách đi lễ chùa

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Lễ chùa đầu năm đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt nhưng đi lễ chùa như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết và thực hiện đúng. Dưới đây là những điều cấm kỵ khi đi lễ chùa.

Không dùng miệng để thổi tắt hương

Những điều cấm kỵ khi du khách đi lễ chùa - 1

Hãy dùng tay phẩy nhẹ để thổi tắt lửa trên nhang hương thay vì dụng miệng. Theo quan niệm tâm linh, việc sử dụng miệng để thổi tắt nhang hương là thể hiện sự thiếu tôn kín.

Không quỳ giữa điện Phật

Đây là sai lầm đa số người Việt mắc phải. Khi thắp nhang lễ Phật, bạn hãy đứng lệch sang một bên để hành lễ, vì vị trí giữa chánh điện thường là nơi dành cho các bậc trụ trì hoặc chư tăng trong chùa.

Không mặc váy ngắn, quần sooc ngắn

Chùa là nơi linh thiêng thờ Phật, là cõi thanh tịnh vậy khi bạn đi lễ chùa cần chú ý về trang phục của mình. Khi vào chùa bạn cần mặc quần áo dài, giản dị, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở, sát nách.

Hiện nay, nhiều người khi vào chùa ăn mặc phản cảm, thậm chí còn phơi bày nhiều vị trí nhạy cảm, đây là điều không nên, thiếu đi sự tôn trọng chính bản thân bạn và những người xung quanh cũng như ngôi chùa mà bạn đến lễ.

Vào chùa cũng cần đầu tóc được chải ngay ngắn, áo quần phẳng phiu. Không nên để tóc hay trang phục luộm thuộm, cẩu thả. Như vậy sẽ không tỏ lòng thành kính khi bước chân vào cửa Phật.

Không nên để lễ mặn như gà, thịt lợn trên bàn thờ Phật

Chùa là nơi thờ Phật, du khách lưu ý khi chọn lễ: chỉ nên chọn lễ ngọt, chay tịnh như hoa quả, bánh kẹo, xôi oản… tuyệt đối không mang lễ mặn, sống như gà, thịt lợn…đặc biệt là nơi chính là ban tam bảo thờ Phật.

Những điều cấm kỵ khi du khách đi lễ chùa - 2

Không nên thắp hương số chẵn, mâm quả số chẵn

Với quan niệm của Việt xưa việc thắp hương, dâng đồ thờ cúng thể hiện sự kết nối tâm linh giữa thế giới vô hình và hữu hình, giữa âm và dương. Và số lẻ là tượng trưng cho dương, số chẵn tượng trưng cho âm.

Theo quan điểm của người Việt, số lẻ là số của sự sinh sôi, may mắn. Còn số chẵn như 2, 4, 6 và 8 là số âm, tượng trưng cho điềm xui, không may mắn.

Vì thế, ngoại trừ thắp 2 nén hương cho người khuất trong thời gian còn để tang thì hầu như mọi người đều thắp số lẻ cho các việc thờ cúng...khi thắp lên bày tỏ sự tôn trọng và tấm lòng thành khẩn của con người.

Ngoài ra Thắp hương ba nén để cầu phúc cho mình, sáu nén để cầu phúc cho con cháu, chín nén để cầu phúc cho cha mẹ ông bà, mười ba nén là công đức viên mãn, giới hạn cao nhất của số lượng hương dâng lên.

Bạn nên thắp hương tại những am thờ, đỉnh hương đặt ở bên ngoài khuôn viên nhà chùa. Hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì như thế có thể ảnh hưởng đến tượng Phật và pháp khí của chùa.

Những điều cấm kỵ khi du khách đi lễ chùa - 3

Không tự ý chụp ảnh/quay phim tượng Phật

Chụp ảnh là điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa bởi chùa vốn là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng. Đồng thời, khi đứng khấn vái, bạn cũng không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chéo sang một bên. Đặc biệt là chụp những bức ảnh tạo dáng không lịch sự, trang nghiêm.

Không tùy tiện nhét tiền công đức

Trong chùa luôn có nơi đựng tiền công đức rõ ràng và dễ nhìn. Nếu muốn góp tiền giọt dầu, công đức cho tăng chúng, đệ tử của Phật, hãy đặt vào các vị trí được chỉ dẫn.

Tuyệt đối không nhét tiền bừa bãi, đặc biệt là rải tiền trên ban thờ, nhét tiền vào tay Phật. Không những không tỏ lòng thành, mà đồng tiền bạn mang trong mình, đã qua tay nhiều người còn có thể gây uế tạp sự linh thiêng của tượng Phật.

Nguồn: [Link nguồn]

10 ngôi chùa đẹp nhất châu Á luôn đông nghịt khách vào dịp đầu năm mới

Có hàng trăm lý do để đến thăm châu Á. Những bãi biển, ẩm thực, văn hóa và thiên nhiên đều là những điểm thu hút khách...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lam Linh ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN