Những địa danh kinh dị khiến du khách vừa rùng mình vừa tò mò muốn khám phá
Hầu hết du khách đều muốn được ghé thăm, nghỉ dưỡng ở những nơi nổi tiếng xinh đẹp, kiến trúc độc đáo... Tuy nhiên, cũng có những địa danh rất rùng rợn lại thu hút không ít du khách đến tham quan.
Pompeii, Italia
Núi lửa Vesuvius phun trào vào năm 79 sau Công nguyên đã quét sạch nhiều cư dân của Pompeii trong một trận bão lửa. Cơ thể của họ nhanh chóng bị bao phủ bởi lớp tro dầy tới 6m. Sau khi thi thể bị phân hủy để một khoảng trống đầy xương trong tro bụi. Một trong những người khai quật đầu tiên tại Pompeii là Giuseppe Fiorelli, đã phát triển kỹ thuật lấp đầy những khoảng trống này bằng thạch cao và sau đó khai quật xung quanh chúng để tìm ra một phần thi thể giống như vị trí của họ khi nạn nhân chết.
Các đống xương của Baja, Mexico
Các nhà khảo cổ đã khám phá ra những cuộc chôn cất kỳ lạ tại địa điểm khảo cổ El Conchalito trên Vịnh La Paz ở bang Baja California Sur của Mexico. Người cổ đại đã sống ở địa điểm này bắt đầu từ ít nhất 2.300 năm trước, và có đến 57 bộ xương đã được tìm thấy trong những ngôi mộ nông được lót bằng vỏ sò. Một số bộ xương được tìm thấy còn nguyên vẹn, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng. Nhưng một số lượng đáng kể đã được phát hiện mang sắc thái rất bí ẩn. Ví dụ, thi thể của một người đàn ông 30- 35 tuổi được tìm thấy với phần lớn xương sống, hông và xương sườn tách ra khỏi cổ và đặt trước mặt. Rõ ràng, những người cổ đại sống ở El Conchalito đã phát triển một truyền thống, trong đó họ chôn cất người chết của họ nguyên vẹn và sau đó khai quật rồi chia đôi bộ xương ở thắt lưng bằng cách xoắn, kéo và cắt bằng các công cụ đá. Nửa dưới của cơ thể sau đó được đặt cùng nửa trên.
Hồ Skeleton, Ấn Độ
Năm 1942, một nhân viên kiểm lâm ở Uttarakhand, Ấn Độ, tình cờ bắt gặp một hình ảnh kỳ lạ: một hồ nước đóng băng giống như ngọc với đầy những bộ xương người. Hồ Roopkund nằm ở độ cao 5.028m so với mực nước biển trên dãy Himalaya. Phải mất một chuyến đi bộ kéo dài nhiều ngày mới đến được địa điểm, điều này khiến sự hiện diện của hàng trăm bộ xương càng trở nên bí ẩn. Lúc đầu, người ta cho rằng, người chết là người hiện đại nhưng vào năm 2004, các nhà nghiên cứu xác định niên đại của các bộ xương vào khoảng năm 850 sau Công nguyên. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nhiều khả năng những người thiệt mạng là một nhóm du khách bị kẹt trong một trận mưa đá dữ dội, bị những viên băng có đường kính lên tới 23cm đè chết.
Đỉnh Everest
Ngọn núi cao nhất thế giới đã cướp đi sinh mạng của nhiều người. Nhiệt độ lạnh, độ cao lớn, các khe núi và tuyết lở khiến Everest trở thành một nơi nguy hiểm. Chính những yếu tố này cũng khiến việc tìm kiếm thi thể của những người đã chết trên hành trình lên đỉnh trở nên nguy hiếm. Theo một cuộc điều tra của BBC năm 2015, khoảng 200 thi thể nằm yên trên đỉnh cao 8.848m. Một số nằm ngoài trời dọc theo các tuyến đường đến đỉnh, một số khác nằm trên đoạn đường gần đỉnh núi.
Xác ướp hun khói của Papua New Guinea
Người chết không được chôn cất tại làng Koke, nằm trong vùng Aseki của Papua New Guinea. Ở đây, phương pháp truyền thống để xử lý người chết là hun khói thi thể trên lửa nhỏ trong 30 ngày và sau đó dùng đất sét đỏ nung. Quá trình này ngăn chặn vi khuẩn và phân hủy, bảo quản xác chết qua nhiều thế hệ. Các xác ướp sau đó được đặt trên một vách đá phía trên ngôi làng. Theo niềm tin truyền thống của bộ tộc Anga, nơi đã phát triển những nghi lễ này, người ta cho rằng các linh hồn có thể đi lang thang và gây rắc rối nếu thi thể của họ không được bảo quản.
Hầm mộ Paris, Pháp
Nếu nói về những nơi rùng rợn thì không thể bỏ qua hầm mộ nổi tiếng của Paris, nơi xương của hàng triệu người được xếp chồng lên nhau trong các đường hầm mê cung. Các quan chức bắt đầu chuyển hài cốt từ các nghĩa trang quá đông đúc của thành phố vào những năm 1700, quá trình tiếp này tiếp tục kéo dài cho đến năm 1859. Một số nạn nhân của các vụ thảm sát và máy chém trong Cách mạng Pháp cũng được chôn cất trực tiếp trong hầm mộ này, do đó, xương người ở đây được chất thành đống.
Nhà thờ xương, Ý
Nhà thờ Capuchin Crypt ở Rome nổi tiếng là một nơi cất chứa xương của khoảng 3.700 nhà sư và chúng được trang trí trong 5 căn phòng kỳ quái. Những bộ xương này được sử dụng như những bông hoa để trang trí. Có một phòng dành riêng cho đầu lâu và một phòng khác được bài trí bằng xương đùi và cánh tay. Căn phòng cuối cùng trưng bày một bộ xương cầm lưỡi hái và một cái cân tượng trưng cho cái chết và sự phán xét của thần thánh.
Nhà nguyện Skull ở Czermna, Ba Lan
Nhà thờ St. Bartholomew ở Czermna, Ba Lan còn được gọi là "nhà nguyện đầu lâu", tòa nhà có từ thế kỷ 18 này nhìn bề ngoài khá khiêm tốn. Thế nhưng bên trong và bên dưới nó là xương của ít nhất 24.000 người đã chết trong các cuộc chiến tranh và bệnh dịch. Có khoảng 3.000 đầu lâu xương chéo trang trí trong nhà nguyện, trong khi phần còn lại của các bộ hài cốt được xếp trong một hầm mộ bên dưới sàn nhà thờ.
Treo quan tài ở Sagada, Philippines
Ở miền núi phía nam Trung Quốc, người Bo đã phát triển một cách thú vị để giữ gìn các bộ hài cốt đó là treo quan tài lên vách đá. Cách đây khoảng 400 năm, bộ tộc này đã chạm khắc quan tài từ những khúc gỗ đơn lẻ và đặt chúng trên các gờ đá hoặc cọc đóng vào mặt đá thẳng đứng. Quan tài treo chủ yếu được tìm thấy ở Gongxian, tỉnh Tứ Xuyên, nhưng các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện ra các cụm quan tài ở các khu vực khác như Sagada (Philippines).
Chiến khu cổ đại, Đức
Thung lũng sông Tollense bucolic ở đông bắc nước Đức ẩn chứa những tàn tích của một quá khứ đẫm máu. Những hộp sọ thời kỳ đồ đồng thỉnh thoảng xuất hiện trong lớp trầm tích của thung lũng, nhưng vào năm 1996, một nhà khảo cổ nghiệp dư đã phát hiện ra một điều đáng ngạc nhiên: một xương cánh tay với một mũi tên đá lửa xuyên qua nó. Kể từ đó, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều xương cốt hơn, bao gồm cả hộp sọ bị gãy và rất nhiều vũ khí: gậy, điểm đá lửa và thậm chí cả một vũ khí bằng gỗ trông hơi giống vồ croquet. Cho đến nay, hài cốt của 100 người, hầu hết là nam thanh niên, đã được tìm thấy.
Ollantaytambo là một ngôi đền và pháo đài cổ của người Inca thuộc Peru. Nó nằm ở phía tây bắc Thung lũng thiêng của người...
Nguồn: [Link nguồn]