Những di sản văn hóa kỳ quặc trên thế giới
Đấu vật bôi dầu mỡ khắp người, giao tiếp bằng cách huýt sáo, yêu đùa giữa các bộ tộc… là những truyền thống kỳ quặc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Lễ hội đấu vật Kırkpınar, Edirne, Thổ Nhĩ Kỳ hấp dẫn cả ngàn người chứng kiến, với những đấu thủ mặc một chiếc quần bằng da trâu hoặc da bò, khắp người bôi dầu mỡ bóng nhẫy.
Ngôn ngữ “huýt sáo” duy nhất trên thế giới ở đảo La Gomera với 20.000 cư dân sử dụng. Người dân có các điệu huýt sáo khác nhau, 2 loại thay cho 5 nguyên âm trong tiếng Tây Ban Nha, còn 4 loại thay cho các loại phụ âm. Sự khác nhau của mỗi âm tiết phụ thuộc vào âm điệu hoặc độ ngắn dài.
“Tháp người” – hoạt động phổ biến trong các lễ hội ở các thị trấn thuộc Catalonian, Tây Ban Nha. Người nọ đứng lên vai người kia để tạo thành một ngọn tháp từ 6 đến 10 tầng.
Truyền thống sơn xe bò thật đẹp để chở hạt cà phê từ Costa Rica qua những dãy núi đến Puntarenas ở Thái Bình Dương. Mỗi chuyến xe như thế này mất đến 15 ngày để hoàn thành.
Người Mông Cổ giữ những mảnh xương của vật nuôi để sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo, hoặc chơi các trò truyền thống như trò bắn xương khớp chân cừu theo đội.
Điệu nhảy cúng thổ địa của người dân tộc thiểu số ở tây bắc Trung Quốc.
“Yêu đùa” là truyền thống ở một số dân tộc thiểu số tại Nigeria, dưới hình thức 2 người từ 2 cộng đồng khác nhau cùng trêu đùa, châm chọc nhau, và giải quyết xung đột một cách hòa bình. Một số cộng đồng ở đây có những thỏa thuận lâu đời, cấm xung đột hay chiến tranh, các thành viên phải yêu thương, hỗ trợ nhau khi cần, và “yêu đùa” là một biểu hiện của truyền thống đó.
Dàn hợp âm Aka Pygmies ở miền trung châu Phi.