Những chiếc hố kỳ bí nhất hành tinh

Những điểm đến dưới đây có cái do bàn tay của tạo hóa kiến tạo, có cái do sức lao động của con người làm nên, nhưng điểm chung là đều thu hút sự chú ý của khách tham quan vì vẻ kỳ bí và huyền diệu.

1. Động én (The Cave of Swallows, Mexico)

Ở khu vực Aquismon (tỉnh San Luis Potosí, Mexico) có một chiếc hang được gọi là hang én với chiều sâu đến 500m. Chiếc hang rộng đến nỗi tòa nhà chọc trời hàng trăm tầng của thành phố New York (Mỹ) hay tháp Eiffel (Pháp) có thể lọt thỏm trong đó. 

Những chiếc hố kỳ bí nhất hành tinh - 1

Những chiếc hố kỳ bí nhất hành tinh - 2 Những chiếc hố kỳ bí nhất hành tinh - 3

Các phượt thủ mê cảm giác mạnh thường đến đây và chơi… nhảy dù. Dĩ nhiên, họ cần được bảo hộ để tránh rắn rết, côn trùng, bò cạp... trong hang.

2. Cửa đến địa ngục (Darvaza Gas Crater, Turkmenistan)

Ở trung tâm của sa mạc Karakumo có một cái hố khổng lồ luôn hừng hực cháy suốt hơn 40 năm qua, và vẫn chưa có dấu hiệu sẽ sớm lụi tàn.

Những chiếc hố kỳ bí nhất hành tinh - 4

Miệng hố lửa này là kết quả của một tai nạn khi Liên Xô thăm dò khí đốt vào những năm 1950. Các chuyên gia nước này đã khoan phải một cái hang lớn chứa đầy khí đốt tự nhiên, và mặt đất bên dưới phần đang đào bị sụp xuống, tạo nên cái hố khổng lồ với đường kính 70m.

Lo ngại cái hố này sẽ dẫn đến rò rỉ khí độc hại, các chuyên gia quyết định đốt nó. Và kết quả là lượng khí đốt bên dưới quá dồi dào, khiến ngọn lửa trong hố cứ cháy mãi không tắt.

3. Mỏ kim cương Kimberley (Nam Phi)

Mỏ kim cương Kimberley (còn được gọi là Big Hole) từng thu hút đến 50.000 người thợ thi nhau đào xới hồi đầu thế kỷ 20, vì nó được cho có trữ lượng 2.722 kg kim cương. 

Những chiếc hố kỳ bí nhất hành tinh - 5

Quá trình khai thác dồn dập đã tạo ra “di sản thế giới” với chiếc lỗ khổng lồ có bề mặt 17 hecta, được khai thác đến độ sâu 1.097 mét. Đây được xem là công trình nhân tạo sâu nhất trên thế giới, và hiện không còn khai thác nữa.

4. Đập Monticello (California, Mỹ)

Monticello là một con đập ở hạt Napa (bang California), được xây dựng từ năm 1953 - 1957. Đập bê tông có chiều cao đỉnh 312 m, chứa gần 2 tỉ m3 nước, cung cấp chủ yếu cho khu vực phía bắc Vịnh San Francisco.

Điểm độc đáo của đập nước này là hố sâu được gọi là giếng hút nước không đáy, được tạo ra nhằm xả lũ, có đường kính 27m tạo dòng chảy vô cùng bắt mắt.

Những chiếc hố kỳ bí nhất hành tinh - 6

5. Mỏ Bingham Canyon (Utah, Mỹ)

Nằm ở phía tây nam thành phố Salt Lake, mỏ đồng Bingham là mỏ khai thác lộ thiên lớn nhất thế giới.

Bắt đầu khai thác từ năm 1906 đến nay, 6 tỉ tấn đất đá đã được đào lên và đổ đi chỗ khác. Mỏ sâu trên 1km, rộng 7,7km², nghĩa là tòa nhà 430m cũng chỉ cao tới phân nửa mỏ. 

Những chiếc hố kỳ bí nhất hành tinh - 7

Bingham Canyon quả xứng đáng với công sức của nhà đầu tư khi mang lại hơn 17 triệu tấn đồng, 715 tấn vàng, 5.900 tấn bạc cùng nhiều khoáng sản khác.
6. Hố đen (Guatemala)

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra “thủ phạm” tạo nên hố khổng lồ giữa thủ đô của Guatemala, vốn giết 3 người khi bất ngờ đổ sụp tháng 2.2007. Hố sâu đến hơn 100m, khiến 1.000 người phải được sơ tán khỏi khu vực. 

Những chiếc hố kỳ bí nhất hành tinh - 8

Các nhân chứng cho rằng khi đất sụp xuống đã tạo ra một tiếng động giống như tiếng nước chảy của một dòng sông ở dưới mặt đất khiến mọi người hoảng loạn. Hiện “di tích” này thu hút khá nhiều du khách tìm đến để xem.

7. Great Blue Hole (Belize)

Người đầu tiên khám phá ra hố xanh khổng lồ này là Jacques Cousteau, một trong những thợ lặn nổi tiếng nhất thế giới. 

Những chiếc hố kỳ bí nhất hành tinh - 9

Hố Great Blue ở Belize là giấc mơ của tất cả những người đam mê lặn biển. Đường kính của hố rộng tới 305m và sâu 123m. Hình dáng của hố Great Blue gần như là một đường tròn hoàn hảo, nằm gần đảo san hô Lighthouse, cách thành phố Belize khoảng 60 dặm.

8. Mỏ Udachnaya Pipe (Nga)

Những chiếc hố kỳ bí nhất hành tinh - 10

Udachnaya Pipe là một mỏ kim cương ở Nga. Mỏ được phát hiện vào năm 1955 và sâu hơn 600 mét. Các chủ sở hữu của mỏ có kế hoạch chấm dứt hoạt động của nó hồi năm 2010.

9. Mỏ Chuquicamata (Chile)

Những chiếc hố kỳ bí nhất hành tinh - 11

Chuquicamata hoặc Chuqui vốn là một mỏ đồng ở Chile. Mỏ này sâu hơn 850m, được khai thác trong nhiều thế kỷ tại Chuquicamata. Việc khai thác mỏ này gắn với huyền thoại về một xác ướp được cho có niên đại 550 năm sau công nguyên bị mắc kẹt trong một hầm mỏ cổ đại với chiếc móng ngựa bằng đồng. Và từ đó người dân địa phương đã khai thác nó.

10. Mỏ Diavik Mine (Canada)

Những chiếc hố kỳ bí nhất hành tinh - 12

Mỏ Diavik nằm ở tây bắc của Canada, cho trữ lượng khoảng 1.600 kg kim cương mỗi năm. Khu mỏ này thuộc sở hữu của một công ty liên doanh Harry Winston. Nó rất khó khai thác bởi khí hậu lạnh giá (cách Bắc cực chỉ 220 km) và nằm trên biển.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thủy ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN