Nhà thờ gỗ hơn 300 năm tuổi xây dựng mà không dùng tới đinh sắt
Công trình độc đáo này bao gồm hai nhà thờ bằng gỗ và tháp chuông bát giác xây vào thế kỷ 18, được UNESCO công nhận là di sản thế giới và hiện mở cửa đón khách như một bảo tàng quốc gia.
Công trình độc đáo này bao gồm hai nhà thờ bằng gỗ và tháp chuông bát giác xây vào thế kỷ 18, được UNESCO công nhận là di sản thế giới và hiện mở cửa đón khách như một bảo tàng quốc gia.
Nhà thờ Chúa Hiển dung hay nhà thờ “Chúa biến hình” nằm trên đảo Kizhi, một hòn đảo ở trong lòng hồ Onega thuộc Medvezhyegorsky, Cộng hòa Karelia, Nga được biết đến là nhà thờ gỗ cao nhất thế giới.
Công trình tổ hợp Kizhi Pogost với hai nhà thờ và một tháp chuông bát giác có chiều cao khoảng 37 mét, nhà thờ gồm 22 mái vòm và một bức tường gỗ lớn có 102 bức tranh Thánh.
Công trình tổ hợp Kizhi Pogost với hai nhà thờ và một tháp chuông bát giác
Nhà thờ có chu vi là 20x29 mét và điều đặc biệt là nó chỉ được xây dựng bằng gỗ và không sử dụng chiếc đinh hay bất cứ vật liệu kết nối bằng kim loại nào. Các cấu trúc được thực hiện bằng cách lắp ghép, tra mộng theo chiều ngang, lồng vào nhau ở góc mái.
Phần cơ bản của cấu trúc này, gọi là “prirub”, là một khung bát giác với sự kết nối của hai phần tứ giác. Prirub ở phía đông có hình ngũ giác và bàn thờ được đặt ở đây. Hai trụ bát giác nhỏ hơn có hình dạng tương tự nhau được gắn trên đỉnh của trụ bát giác chính.
Kết cấu công trình được nối ghép với nhau bằng những mộng gỗ mà không dùng bất kì chiếc đinh hay bất cứ vật liệu kết nối bằng kim loại nào
Công trình này cũng là nhà thờ đại diện cho loại các nhà thờ nhiều tầng hình bát giác ở Nga. Phần móng nhà thờ chính cũng dùng vật liệu gỗ, chỉ có nhà thờ phụ phía Tây đã được đổ móng đá vào năm 1870.
Các góc của nhà thờ được ốp bằng gỗ thông đuôi ngựa, tạo thành kết cấu rất chắc chắn, bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết nơi đây. Mái vòm, bậc tam cấp được ốp từ các tấm ván gỗ thông đuôi ngựa kết hợp gỗ vân sam và các ván gỗ bạch dương.
Nhà thờ được bao phủ bởi 22 mái vòm có kích thước và hình dạng khác nhau trải dài từ đỉnh đến mặt hai bên tạo thành một hệ thống thông gió hiệu quả để bảo vệ nhà thờ khỏi mục nát
Vào thế kỷ 19, hai nhà thờ được trang trí bằng tấm gỗ và một số bộ phận được bọc thép. Sau đó, công trình được khôi phục như thiết kế ban đầu vào thập niên 1950. Vào năm 1990, đảo Kizhi được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới, trong đó có tổ hợp công trình bằng gỗ độc đáo Chúa Hiển dung.
Bên trong nhà thờ Chúa hiển dung trên đảo Kizhi
Đảo Kizhi là một hoàn đảo xinh đẹp, tọa lạc trên hồ Onezh tại Karelia. Kizhi nổi tiếng với các nhà thờ, nhà và các công trình bằng gỗ truyền thống miền Bắc Nga.
Hiện tại trên đảo có 89 tòa nhà độc đáo, bao gồm giáo đường và gác chuông xây dựng vào thế kỷ 18 - 19. Đảo cũng có Viện bảo tàng - bảo tồn dân tộc học và kiến trúc, lịch sử quốc gia Liên bang Nga.
Nguồn: [Link nguồn]
Vị trí của nhà thờ này nằm ở lưng chừng vách núi, thật khó có thể tưởng tượng được người xưa đã xây dựng nên...