Nhà hàng chỉ tuyển nhân viên là… người già mắc bệnh đãng trí
Nhà hàng có một không hai nằm ở quận Toyosu, thành phố Tokyo. Mục đích hoạt động của nhà hàng nhằm nhận thức rõ hơn về bệnh sa sút trí tuệ vốn đang phổ biến trong thế giới hiện đại nhân Ngày Thế giới cho bệnh nhân mắc Alzheimer (mất trí).
Thu hút không ít khách hiếu kỳ
Khách đến nhà hàng được giao tiếp với những nhân viên đặc biệt nhưng an toàn, thoải mái, không lo ngại những phiền hà do nhân viên, bệnh nhân gây ra. Hiện tại, nhà hàng có 17 nhân viên phục vụ gồm cả nam lẫn nữ.
Người quản lý nhà hàng cho hay, sự ra đời của nhà hàng nhờ cảm hứng từ một cuốn sách cho thiếu nhi mang tên The Restaurant of Many Orders, tác phẩm của đạo diễn làm việc tại Đài Truyền hình NHK, anh Shiro Oguni, 38 tuổi.
Vị đạo diễn từng thực hiện một phóng sự về chứng đãng trí cách đây 4 năm. Quá trình quay phim các nhân viên nhà đài đã được các cụ chào đón, làm tiệc chiêu đãi.
Dù có khi các cụ có nhầm lẫn khâu phục vụ, nhưng cánh phóng viên vẫn cởi mở với các cụ và cho rằng chúng ta nên đón nhận các nhầm lẫn của các cụ già bị bệnh đãng trí, sống chan hòa với họ. Tuy nhiên, đây đang là nhà hàng nổi tiếng và đắt khách thu hút không ít khách hiếu kỳ.
Ogino một quản lý nhà hàng khác cho biết, thật tuyệt khi các nhân viên vẫn tự tin phục vụ, mọi hỗ trợ kịp thời từ cộng đồng giúp họ năng động hơn thay vì là người bỏ đi như nhiều người nghĩ.
Nhà hàng trên cũng được khách hàng gọi là "Nhà hàng mang nhầm món", thực khách cứ tha hồ gọi món này, nhưng nhân viên phục vụ mang ra món khác.
Cô Mizuho Kudo một khách hàng đã đăng trên mạng xã hội Twitter rằng, một thành viên trong bữa ăn tối của cô đã gọi một chiếc bánh hamburger song lại được phục vụ món bánh gyoza khiến mọi người cười vỡ bụng.
Makoto Ichikawa, một khách hàng, nói anh rất thích nói chuyện với một cô phục vụ bàn, người đã quên mất vai trò của mình và ngồi xuống bàn trò chuyện với khách. Vì biết rõ nhân viên ở đây chủ yếu là người già đãng trí phục vụ chậm chạp, hay nhầm lẫn cả khi mang món và thanh toán nên khách thường nghiên cứu, hiểu rõ, để tránh ức chế.
Tại khu phức hợp Ark Hills, các đầu bếp chuyên nghiệp chuẩn bị các món ăn cho thực khách đã được đặt trước, tại đây cũng có nhiều nhân viên y tế thỉnh thoảng chăm sóc cho những bệnh nhân mất trí.
Tới nhà hàng, khách được thưởng thức món ăn ngon ngất trời làm quên đi những bực dọc trong người. Bên cạnh đó, tuy các cụ già hay nhầm lẫn, nhưng đồi lại họ rất vui vẻ, hạnh phúc với những nụ cười thân thiện khiến du khách vui lây.
Nhân viên đặc biệt phục vụ.
Hiểu và trải nghiệm tuổi già hơn
Ngoài ra, du khách còn có được một trải nghiệm về tuổi già, về cuộc sống, để hiểu và cảm thông hơn với những người già mắc phải những căn bệnh về trí não. Tuy giản dị, nhưng cảm động, cảm thông với sự kiên nhẫn của họ, tuy già nhưng vẫn không quản ngại đóng góp cho cộng đồng. Sống vui, sống ích được thể hiện trên những gương mặt các cụ.
Sau những ngày hoạt động thành công, đơn vị đứng sau "nhà hàng mang nhầm món" dự định sẽ nhân rộng mô hình và mời các cụ già tới tham gia phục vụ.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với bản thân các cụ, bởi sự vận động phù hợp cùng với tâm lý thoải mái sẽ khiến tiến trình trở bệnh nặng diễn ra chậm lại và họ sẽ có thêm những quãng thời gian được sống tích cực hơn.
Nhật Bản là nước tiên phong trong việc đối phó với chứng sa sút trí tuệ, chi phí ước tính chiếm 1% GDP của thế giới. Cả hai sáng kiến trong lĩnh vực công và tư đang tìm cách xóa đi sự kỳ thị đối với người sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến gần 5 triệu công dân Nhật Bản.
1/5 người Nhật ở độ tuổi từ 65 trở lên, tương đương khoảng 7 triệu người, được dự báo sẽ bị một số chứng mất trí nhớ vào năm 2025. Theo dự báo, tỷ lệ người dân ở độ tuổi 65 trở lên sẽ đạt gần 40% dân số nước này vào năm 2060.
Chính phủ Nhật Bản vừa công bố chiến lược 10 năm phòng chống bệnh mất trí nhớ, trong đó có mục tiêu bào chế thuốc và thiết lập chương trình hỗ trợ người cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, bệnh mất trí nhớ là căn bệnh khá phổ biến ai cũng có thể mắc. Căn bệnh này hiện cũng là thách thức toàn cầu. Ông cho biết khi dân số lão hóa nhanh, Nhật Bản sẽ phải nỗ lực để đối phó với căn bệnh này.
Chiến lược mới của chính phủ Nhật Bản là tạo ra một xã hội tôn trọng ý nguyện của bệnh nhân và tạo môi trường sống tốt cho họ. Đến năm 2018, các địa phương phải xây dựng xong chương trình chăm sóc ngay trong giai đoạn đầu đối với bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ.
Nhật Bản cũng đặt mục tiêu tiến hành thử nghiệm các loại thuốc mới vào năm 2020 và chiến dịch xây dựng thêm nhà dưỡng lão cho người cao tuổi.
Tại Nhật Bản có rất nhiều nhà hàng rất kỳ quặc theo nhiều chủ đề khác nhau. Hầu hết mọi người tìm đến đây không...