Người phụ nữ tiết lộ cuộc sống của mình ở nơi -85 độ C
Người phụ nữ sống ở Nam Cực đã chia sẻ về cuộc sống của mình tại một trong những khu vực lạnh nhất trên thế giới.
Michelle Endo (32 tuổi) người gốc San Francisco (Mỹ), chuyển đến Nam Cực vào tháng 10/2022 để làm quản lý khách sạn tại trạm Amundsen-Scott.
Khi sống ở Nam Cực, bạn sẽ có cơ hội nhìn ngắm thường xuyên cực quang, tham gia các trải nghiệm đáng nhớ trong đời, nhưng buộc bạn phải chịu được cái lạnh khắc nghiệt và bị cô lập trong bóng tối hàng tháng trời.
Michelle đã ghi lại chi tiết trải nghiệm này trên tài khoản Instagram của mình, thu hút một lượng lớn người theo dõi.
Trong một video, Michelle giải thích rằng sân ga “đóng cửa vào mùa đông” vào ngày 15/2, có nghĩa là không ai có thể ra vào nơi này cho đến khi nó mở cửa trở lại vào ngày 28/10.
Điều đó có nghĩa là cô đã bị mắc kẹt cùng với 42 người khác cũng sống ở nhà ga trong 5 tháng. Cô thừa nhận rằng, việc ở cùng những người đó trong một thời gian dài không phải là điều dễ dàng. Ngoài ra, mọi người hiếm khi ra ngoài do thời tiết cực kỳ lạnh giá.
“Mọi người đối phó với sự cô lập một cách khác nhau. Một số người ở mãi trong phòng và bạn chẳng thế nhìn thấy họ”.
Michelle nói thêm rằng, 6 tháng trong năm ở Nam Cực, trời tối đen như mực 24/24. Điều kiện khắc nghiệt như vậy có thể gây ra một chứng rối loạn gọi là 'hội chứng mùa đông'.
“Hội chứng mùa đông gây ra các rối loạn hành vi, bao gồm trầm cảm, đãng trí, hay quên, cáu kỉnh và khó tập trung. Tất cả chúng tôi dường như kiệt sức khi sống tại đây, mọi người đều cố gắng vượt qua”.
Trong một video khác được chia sẻ lên Instagram của mình, Michelle đã ghi lại khoảnh khắc đầu tiên khi Mặt trời xuất hiện sau 6 tháng ở trong bóng tối. Cô thừa nhận rằng, đó là một trải nghiệm đầy cảm xúc đối với mình. Cô cảm thấy cơ thể mình như già đi cả thập kỷ.
Khi trò chuyện với trang Newsweek về nỗ lực sống sót tại Nam Cực, Michelle giải thích cô có niềm đam mê du lịch.
Cô đã đi du lịch khắp thế giới bằng máy bay một mình kể từ năm 2013. Những chuyến đi đã đưa cô băng qua 6/7 châu lục. Sau đó, cô quyết tâm đi đến lục địa cuối cùng là Nam Cực.
Vào mùa thu năm 2022, cô tìm được việc thông qua một chương trình của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ.
“Chúng tôi sống trong những ngôi nhà kiểu ký túc xá được xây dựng trong nhà ga. Trạm thực hiện một số dự án khoa học quanh năm, chuyên nghiên cứu về thiên văn học, khí hậu học và băng hà học.
Các nhân viên hỗ trợ như tôi ở đây để đảm bảo tất cả cơ sở vật chất và hoạt động diễn ra suôn sẻ.
Thực phẩm và nhà ở được cung cấp như một phần của chương trình, vì ở đây không có căn hộ, cửa hàng tạp hóa hay nhà hàng nào mà chỉ có nhà ga”.
Một đoạn clip khác có cảnh cô xem dự báo thời tiết trong ngày, dự báo thời tiết sẽ dao động từ -60 tới -85 độ C.
Công việc hằng ngày của cô là giám sát nhiều bộ phận khác nhau tại nhà ga. Cô chịu trách nhiệm đảm bảo phòng ăn được dọn dẹp sạch sẽ, có đầy đủ đồ ăn nhẹ và đồ uống, phân công dọn dẹp, đảm bảo mọi người phải tham gia.
Cô cũng được giao nhiệm vụ chuẩn bị phòng cho khách đến vào mùa hè và quản lý bưu điện tại chỗ. Khi nhà ga chuẩn bị mở cửa trở lại vào mùa hè sau vài tuần nữa, Michelle cho biết mọi người sẽ rất bận rộn và mệt mỏi hơn hơn bao giờ hết.
“Chúng tôi có rất nhiều dự án lớn để thực hiện. Chúng tôi đang xây dựng lại đường trượt tuyết, dọn dẹp các phòng và nỗ lực đưa bưu điện hoạt động trở lại”, cô chia sẻ.
Cô nói với Newsweek rằng một phần cực kỳ khó khăn khác khi sống ở Nam Cực là độ cao, đôi khi khiến cô khó thở.
Cô nói: “Chúng tôi ở độ cao 2.834m so với mực nước biển, áp suất rất lớn. Ngay cả sau khi ở đây một năm, đôi khi tôi vẫn khó thở khi leo lên cầu thang. Tôi đã không nhìn thấy bất kỳ động vật hay cây cối nào trong 1 năm, rất nhớ gia đình và bạn bè ở quê nhà”.
Mặc dù cuộc sống ở Nam Cực rất khắc nghiệt và khổ sở nhưng cô cảm thấy rất vui vì có được trải nghiệm đáng nhớ này một lần trong đời.
“Cuộc sống ở Nam Cực thường đầy thử thách, thường xuyên cảm thấy cô đơn và luôn lạnh giá. Những điều đó đã dạy tôi cách chống chọi lại với sự cô lập cùng với 42 người khác trong một nơi như ở đáy Trái đất, bị cắt đứt mọi liên lạc với con người trong 8 tháng”.
Khi sắp kết thúc hợp đồng một năm, Michelle thừa nhận rằng, mặc dù rất biết ơn vì có được cơ hội này nhưng cô cũng rất hào hứng khi nghĩ tới những nơi ấm áp khác mình sẽ tới.
Mặc dù con đường này rất hút khách du lịch nhưng nó lại gây ra một cuộc tranh luận trên mạng, khi làm ảnh hưởng tới môi trường sống của động vật hoang dã.
Nguồn: [Link nguồn]