Người dân đến phố Ngũ Xã sống lại không khí Hà Nội xưa
Tối 29/11, người dân đã nô nức đến đảo ngọc Ngũ Xã (quận Ba Đình, Hà Nội) để tìm lại ký ức xưa với những toa tàu điện và các cửa hiệu được phục dựng đẹp đẽ, hoài cổ.
Bắt đầu từ toa tàu bao cấp số 6, với những món đồ và hoạt cảnh nhỏ quen thuộc của Hà Nội xưa, tuần lễ này quận Ba Đình đã đưa chuỗi mô hình tàu điện và các hoạt cảnh về phố cổ đi vào hoạt động.
Hồi tháng 10, Toa Bao Cấp với những kỷ vật thân thuộc của người Hà Nội đã được bài trí tại phố Ngũ Xã.
Từ tối 29/11 đến hết ngày 1/12, tại khu vực “Đảo ngọc Ngũ Xã) – đoạn giao phố Ngũ Xã và Trúc Bạch sẽ trưng bày nhiều mô hình toa xe điện cùng các mô hình 3D, hoạt cảnh về đời sống của người dân phố cổ xưa.
Trong tối khai mạc, đông đảo người dân đã diện trang phục đẹp để đến đây chụp ảnh. Đặc biệt, nằm trên cung đường nhiều khách du lịch, đêm hội cũng thu hút sự quan tâm của du khách nước ngoài.
Nơi đây bài trí những không gian đầy hoài niệm với thế hệ 8X trở về trước.
Quanh khu vực này sẽ có mô hình các toa tàu điện. Mỗi toa tàu có một chủ đề ẩm thực của Hà Nội xưa, từ thóc – lúa – gạo đến bún – phở, bếp – chạn – mâm. Mỗi toa tàu điện sẽ mang một chủ đề ẩm thực đặc trưng của Hà Nội và Việt Nam như: lúa - thóc - gạo, phở - bún - sợi, bếp - chạn - mâm… Đó là những chuyến tàu chở ký ức của một thời thơ ấu, thời niên thiếu của bao thế hệ, là chuyến tàu di sản văn hoá của một thời kỳ không thể nào quên.
Những toa tàu của một thời thiếu nữ được phục dựng lại thu hút đông đảo sự yêu thích của phái nữ.
Kỷ niệm ùa về với những người Hà Nội đã từng một thời đi tàu điện leng khi đến với “Đảo ngọc Ngũ Xã”.
Bên trong mỗi toa tàu là cả “một bầu trời ký ức”. Du khách thích thú chụp ảnh với “toa thức ăn”.
Những món ăn được bài trí rất sinh động.
Và gợi nhớ như bánh đúc, bánh gio, bánh gai…
Chiếc tủ chạn thuở xưa mỗi nhà đều có một chiếc để đặt xoong nồi, bát đũa…Nhiều du khách không khỏi bùi ngùi khi nhìn vật dụng này. Bây giờ, nó chỉ còn là hoài niệm
Tại không gian trưng bày Ngũ Xã, du khách còn được thưởng thức văn nghệ “cây nhà lá vườn” do chính những chàng trai trong quận thể hiện. Trong đêm hội, tại mô hình phục dựng liên hoan văn nghệ của khu phố Trúc Bạch, những chàng trai ôm đàn guiter hát vang các ca khúc cách mạng.
Văn nghệ quần chúng được tái hiện rất vui vẻ, đầm ấm.
Điểm dừng chân này thu hút nhiều người xem bởi không khí sôi động.
Du khách nước ngoài cũng đứng xem.
Hà Nội xưa còn được tái hiện tại Ngũ Xã với những góc vô cùng thân thương. Đó là một cửa hàng cho thuê truyện tranh, một tiệm may, tiệm cà phê, hàng tạp hoá. Tất cả đều mang màu sắc hoài niệm.
Không gian cho thuê truyện.
Một góc của tiệm may được bài trí rất cầu kỳ. Đây là chiếc chăn con công một thời gia đình nào cũng có.
Gian hàng quà bánh, làng nghề với gánh hàng hoa, bánh cốm…
Gian chữ thư pháp, tranh vẽ trên giấy gió truyền thống.
Nét chữ nết người – thiếu nữ Hà Nội xưa luyện viết chữ đẹp như rèn tính cách thanh lịch, nho nhã của mình.
Du khách nhí “check-in” tại tiệm cà phê.
Và các cô gái trẻ mặc đồ cũng theo phong cách thời “các mẹ, các bác” để chụp ảnh.
Nằm trên một trong những con phố ngắn nhất Hà Nội, Ô Quan Chưởng vẫn vẹn nguyên kể từ thế kỷ 18. Bước qua cửa ô là nhịp sống buôn bán tấp nập của...
Nguồn: [Link nguồn]