Ngôi nhà thờ màu hồng mơ màng ở Vĩnh Long
Tọa lạc ở ấp Phú Thạnh B, xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, nhà thờ Nhơn Phú hiện ra đầy mơ màng nhưng không kém phần đặc sắc, bởi màu hồng sậm nổi bật giữa những dòng kênh rạch chằng chịt và vườn cây xum xuê của vùng miền Tây Nam bộ...
Nhà thờ Nhơn Phú nằm cách trung tâm thành phố Vĩnh Long chừng 22km về phía Đông.
Từ cổng chính của nhà thờ Nhơn Phú, để đến được khu vực chính gồm nhà thờ, nhà nguyện, cổng tháp, du khách sẽ đi qua lối đi dài rợp bóng mát của những tàng cây cao vút.
Thuở ban đầu, vào những năm cuối của thế kỉ XIX, ngôi nhà thờ đầu tiên khá đơn sơ khi chỉ được dựng tạm bằng cây lá có sẵn ở địa phương.
Qua nhiều thăng trầm và biến động của thời gian, ngôi nhà thờ cũ xuống cấp trầm trọng, và đã được xây lại vào năm 2002.
Nhà thờ Nhơn Phú nằm trên một mảnh đất rộng ven rạch Cái Mới. Phần nhà thờ chính dài 38m, rộng 12m.
Khu vực nhà thờ chính, nơi tổ chức lễ cho giáo dân và tượng Chúa Kitô giang tay.
Trước đây, nhà thờ Nhơn Phú có màu vàng nhạt đơn giản, nhưng hiện tại đã được khoác lên mình chiếc áo mới màu hồng nổi bật và thu hút.
Phần cổng tháp được hoàn thành sau này vào năm 2006, bên trên đề dòng chữ nổi “Nhà thờ Nhơn Phú”
Nhà thờ Nhơn Phú được xây theo lối kiến trúc Roman (Romanesque), phong cách kiến trúc đặc trưng bởi các khung vòm nửa hình tròn duyên dáng và mạnh mẽ
Bên trong khu vực làm lễ là thiết kế đơn giản nhưng ấn tượng
Bên cạnh các khung cửa mái vòm cong cong là những ô cửa sổ lấy sáng được lắp đặt kính màu lấp lánh.
Khu vực nhà nguyện và tượng Đức Mẹ Maria giản dị nhưng trang nghiêm.
Xung quanh nhà thờ Nhơn Phú trồng nhiều cây cối xanh mát. Đứng ở trong sân, gió từ dòng kênh rạch bao quanh thổi lên mát rượi.
Một góc rạch Cái Mới với dòng nước ngậm đầy phù sa bên cạnh nhà thờ.
Hành lang cây cầu dẫn vào cổng nhà thờ Nhơn Phú cũng được sơn màu hồng cho “tông xuyệt tông” với gam màu chủ đạo của chốn tâm linh thiện lành!
Nhà thờ Mằng Lăng mang tên của một loài hoa màu tím với tuổi đời hàng thế kỷ. Ngoài lối kiến trúc Gothic độc đáo, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách in chữ...
Nguồn: [Link nguồn]