Ngôi làng hàng nghìn năm tuổi chỉ có đúng 15 người già, 3 con chó, 6 con mèo sinh sống
Theo một quy luật cuộc sống tất yếu, nhiều người trẻ đã bỏ lại nơi mình sinh ra để đến các thành phố lớn sinh sống. Những ngôi làng nơi họ sinh ra bây giờ chỉ còn người già sinh sống và bầu bạn với chó mèo qua ngày.
Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, nhiều người ở trong các thành phố lớn thường có xu hướng thích tìm đến những vùng quê cổ xưa để tận hưởng không khí thanh bình. Mặc dù Trung Quốc là một quốc gia hiện đại, nhưng vì diện tích rất lớn nên vẫn còn rất nhiều vùng quê, nơi có những ngôi làng hàng trăm, hàng nghìn năm tuổi tồn tại. Những người trẻ đặc biệt thích tìm đến những ngôi làng như vậy, họ thường có những chuyến đi ngắn ngày hoặc nửa ngày để thay đổi không khí ngột ngạt nơi đô thị.
Những ngôi làng cổ xưa như vậy thường thì người trẻ sẽ bỏ đi chỉ còn lại người già bị bỏ lại. Họ ở đó, sống ở nơi tổ tiên của mình đã sinh sống suốt một thời gian dài. Gần đây, một ngôi làng hàng nghìn năm tuổi ở huyện Vu Huyền, thị trấn Dương Tuyền, tỉnh Sơn Tây đã xuất hiện trên Nhật báo du lịch quốc tế. Ngôi làng này có tên là Daxun, nằm ở ngã 3 Dương Tuyền, Sơn Tây và Hà Bắc.
Vì có tuổi đời hàng nghìn năm nên nơi này rất giàu giá trị văn hóa lịch sử. Ngôi làng có hình bán nguyệt, so le từ trên xuống và giữ lại được những di tích kiến trúc có thời nhà Minh và nhà Thanh.
Hiện nay, ngôi làng này chỉ có ít hơn 10 hộ gia đình sinh sống. Người dân cho biết hầu hết thời gian trong năm đều không có người bên ngoài ghé đến. Chỉ trong một số dịp lễ đặc biệt như 1/5 hay Quốc khánh thì lác đác vài khác du lịch ghé đến thác nước và leo núi.
Trưởng làng ở đây nói: “Mặc dù trong thời buổi hiện nay du lịch rất phát triển nhưng nơi này vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Hiện tại chỉ còn có 15 người, 3 con chó, 6 con mèo và 68 con gà trong ngôi làng. Vào ban đêm chỉ có le lói vài bóng đèn, bóng tối nhấn chìm mọi thứ. Ai sẽ bảo vệ nơi này trong tương lai?”
Nguồn: [Link nguồn]
Ngôi làng cổ này tồn tại đã được 800 năm tuổi, người dân chủ yếu là người già, họ ở lại đây để bảo vệ vùng...