Ngôi đền cô đơn nhất TQ, nằm sâu trong sa mạc và chỉ có đúng 1 người bảo vệ
Người ta tin rằng càng là những nơi ít người dám đến thì nơi đó càng linh thiêng và màu nhiệm.
Ngay nay rất nhiều ngôi đền được xây dựng ở gần các khu đông đúc dân cư để cho mọi người thuận tiện đi lại. Đi cùng với sự hiện đại hóa của xã hội thì nhiều ngôi đền Phật giáo cũng phải bắt kịp với thời đại. Tuy nhiên, đối với một số người thích sự yên tĩnh, họ sẽ không ngại đường xá xa xôi để tìm đến một nơi thanh tịnh, tách biệt hoàn toàn với cuộc sống hiện đại.
Ở Trung Quốc có rất nhiều ngôi đền, chùa chiền rất cũ kỹ. Khi Phật giáo phát triển nhanh chóng ở đây, những ngôi đền ở khu vực xa xôi thường nhanh chóng bị lãng quên. Một trong những nơi như vậy phải kể đến đền Bataan Jilin ở sa mạc Badain Jaran, khu vực Nội Mông. Đây là ngôi đền cô đơn nhất ở đất nước tỷ dân vì vị trí của nó nằm giữa sa mạc.
Ngôi đền này nằm trong một sa mạc rất thú vị, mặc dù khí hậu ở đây nổi tiếng nóng và khô nhưng có 140 hồ nước trong vắt xung quanh. Có thể nói rằng nơi này giống như một ốc đảo sa mạc, cực kỳ đẹp. Trước đây, ngôi đền được xây dựng cho những người chăn gia súc địa phương, nhưng vì phong cảnh đẹp nên cũng thu hút nhiều nhiếp ảnh gia nước ngoài tới chụp ảnh.
Trên thực tế, ngôi đền này được xây dựng từ thời Càn Long, diện tích không lớn lắm nhưng kiến trúc rất hiếm gặp. Hình dạng của nó như một căn gác kiểu Trung Quốc, nhìn từ bên ngoài sẽ không có văn hóa Tây Tạng nhưng lại là ngôi đền duy nhất ở khu vực Tây Tạng này.
Chính vì thế, người dân ở đây ưu ái gọi nó với cái tên "Tử Cấm Thành". Ngôi đền đã tồn tại rất lâu trong sa mạc, nó cũng pha trộn một số nền văn hóa địa phương nên trông rất bí ẩn và trang trọng.
Người ta nói rằng vào thời hoàng kim, có tới 60 sư thầy trong ngôi đền này, nhưng bây giờ chỉ còn sót lại đúng 1 người vẫn không muốn từ bỏ đức tin của mình, đang ngày đêm vật lộn để duy trì mọi thứ. Mặc dù không phải lo lắng về nguồn nước, nhưng vị trí ở nơi này rất hẻo lánh, xa xôi nên nhiều người đã bỏ đi. Hầu hết những người đến đây thắp hương đều là những môn đồ sùng đạo Phật.
Khi nhìn các kiệt tác kiến trúc này, nhiều người thắc mắc làm sao người xưa lại có thể xây dựng được nhiều công trình...
Nguồn: [Link nguồn]