Ngôi chùa hàng nghìn năm tuổi bỗng dưng nổi tiếng chỉ vì loài cây này
Hầu hết mọi người tìm đến ngôi chùa này đều muốn được nhìn thấy một loài cây có tuổi đời 1400 năm.
Núi Chung Nam từ lâu còn được người dân biết tới với tên gọi núi Thái Ất. Nơi này là một nhánh của dãy núi Tần Lĩnh ở tỉnh Thiểm Tây, phía nam thành phố Tây An, Trung Quốc.
Ngọn núi này nổi tiếng với một ngôi chùa Phật bà Quan Âm hàng nghìn năm tuổi nằm phía dưới chân núi. Khác hẳn với những ngọn núi tâm linh khác, nơi này không phải là một địa điểm du lịch và du khách không được phép vào. Tuy nhiên, nếu là một người theo đạo Phật, bạn hoàn toàn có thể được chào đón tại đây.
Bên trong ngôi chùa Phật bà Quan Âm ở đây có một cây bạch quả có tuổi đời 1400 năm. Sự nổi tiếng của cây bạch quả này khiến cho nhiều tín đồ đạo Phật mong được nhìn thấy một lần trong đời.
Sau khi bước vào chùa, băng qua một rừng trúc nhỏ, bạn sẽ thấy một bảng thông báo ghi rằng người ta chỉ cho phép mọi người nhìn ngắm cây bạch quả, cấm chụp ảnh cũng như quay phim. Điều này cho thấy, người ta không muốn bất kỳ điều gì phá vỡ đi sự yên bình, khoan thai bên trong ngôi chùa Quan Âm cổ kính này. Đó cũng là lý do nơi này không phải là một địa điểm du lịch.
Ngày càng có nhiều người tìm tới núi Chung Nam và chùa Quan Âm để nhìn thấy cây bạch quả nổi tiếng. Để bảo vệ cây bạch quả, nhà chùa đã làm một hàng rào, nó không chỉ bảo vệ cho cây mà còn tránh được một số tai nạn không mong muốn.
Ngôi chùa nằm giữa núi rừng tĩnh lặng, nhưng sự nổi tiếng của cây bạch quả vô tình khiến cho nơi này dần mất đi sự thanh bình vốn có. Sau mỗi mùa bạch quả, sự yên tĩnh sẽ được trả lại cho nơi này. Khi những cây bạch quả không được rào lại, khách hành hương vào chùa thường ngồi dưới tán cây, suy ngẫm về nhiều thứ.
Có thể thấy rằng sự sùng kính Phật bà Quan Âm tại đây bắt nguồn từ cây bạch quả ngàn năm tuổi, chứ không hề liên quan gì tới ngôi chùa cổ. Hầu hết mọi người đều chỉ để ý đến cây bạch quả mà không biết rằng sức hấp dẫn thực sự của ngôi chùa Phật Bà Quan Âm cổ kính nằm ở lịch sử, văn hóa và cả quá trình tu hành khổ hạnh của các nhà sư.
Theo truyền thuyết, cây bạch quả này được trồng bởi một vị Hoàng đế của nhà Đường. Mặc dù điều này chưa được xác thực, nhưng điều đó cũng không quá quan trọng. Người dân vẫn tin vào sự linh thiêng của ngôi chùa, dọc hàng rào men theo các con đường trong chùa đính rất nhiều những mẩu giấy, tấm biển gỗ ghi những điều ước một cách dày đặc.
Ngày nay, cây bạch quả này được đưa vào danh sách bảo vệ quốc gia. Nó không còn là một cái cây mang nhiều tín ngưỡng mà là một di tích lịch sử.
Sức hút của ngọn núi này rất lớn, dù phải bỏ ra một số tiền lớn, mạo hiểm cả tính mạng nhưng nhiều người vẫn...
Nguồn: [Link nguồn]