Nghìn người khỏa thân cháy hết mình trong lễ hội Lửa
Lễ hội lửa Beltane thường niên diễn ra hôm qua (1.5) "đốt nóng" thủ đô Edinburgh của Scotland với hàng nghìn nam thanh nữ tú khỏa thân cầm đuốc nhảy múa, "cháy hết mình" trong lễ hội.
Đám đông khỏa thân, sơn đỏ rực dự lễ hội Lửa độc đáo ở Scotland hôm qua 1.5
Với các dân tộc ở khu vực Bắc Âu, ngày 1.5 được xem là ngày lập xuân khi đây là ngày đầu tiên của mùa xuân, sau một mùa đông dài lạnh giá.
Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các quốc gia ở khu vực này đều có ngày hội nhảy múa quanh đống lửa vào đêm 30.4 để chào đón mùa xuân.
Lễ hội lửa nhằm tôn vinh ngọn lửa và mùa xuân
Với họ, ngọn lửa vừa tượng trưng cho sức sống và sự ấm áp của ánh mặt trời, vừa để xua đuổi quỷ dữ và xóa bỏ những điều xui rủi của năm cũ. Tại Đức, Hà Lan và các nước vùng Scandinavia, lễ hội này được mang tên Walpurgis.
Trong khi đó, tại các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Celtic như Ireland và Scotland thì nó được gọi là Beltane, nghĩa là “lửa sáng”, theo tên của vị thần lửa Belenos.
"Nhiều lửa" và "ít quần áo" là đặc trưng của lễ hội lửa Beltane
Lễ hội Lửa Beltane lần đầu tiên được tổ chức vào giữa những năm 1980 để tiễn mùa đông và đón mùa xuân tới.
Đây là sự kiện đặc biệt thu hút hàng nghìn người đổ về đồi Calton để xem các tay trống, vũ công nhảy múa, đốt lửa trại, rước đuốc...
Các vũ công khỏa thân sơn mình rực đỏ cầm đuốc chạy trên đồi Calton
"Năm nay kỷ niệm lần thứ 30 lễ hội Beltane được tổ chức. Beltane là một sự kiện không thể mô tả bằng lời được, nó phải được cảm nhận, và đó là điều làm cho nó trở nên đặc biệt", phát ngôn viên của lễ hội cho biết.
Ngọn lửa tượng trưng cho sự sống, sự ấm áp
Tâm điểm chính của lễ hội là cuộc diễu hành của Bà chúa Mùa xuân và Thần Cây xanh cùng đoàn tùy tùng quanh đồi Calton. Điểm đến cuối cùng là đỉnh đồi, nơi Bà chúa Mùa xuân khoác bộ áo mới mùa xuân cho Thần Cây xanh và hai người làm lễ kết hôn.
Các vũ công múa quanh đống lửa lớn
Năm sắc màu chính dành cho các vũ công là màu xanh dương (dành cho những nhà thông thái), màu đen (đội cận vệ rước đuốc của bà chúa), màu trắng (dành cho các nữ chiến binh thân cận, tượng trưng cho kỷ luật và trật tự), màu đỏ (dành cho các vị thần tinh nghịch, tượng trưng cho sự hỗn mang) và cuối cùng là màu xanh lá cây (dành riêng cho Thần Cây xanh).
Sau đó, tất cả mọi người sẽ cùng tụ hội về nơi ngọn lửa chính được đốt lên, cũng như cũng như chiêm ngưỡng những điệu nhảy đầy kỳ ảo quanh đống lửa của các vũ công khỏa thân sơn lên mình màu đỏ rực.
với các dân tộc ở khu vực phía bắc châu Âu, ngày 1.5 lại mang một ý nghĩa khác, đại loại như ngày lập xuân khi đây là ngày đầu tiên của mùa xuân, sau một mùa đông dài lạnh giá.
Những lễ hội “người lớn“ ở Anh, Pháp, Mỹ,…luôn là điểm nóng thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.