Ngẩn ngơ giữa làng cổ Bắc Bộ thu nhỏ đẹp như tranh vẽ, cách Hà Nội 40 km
Ở vùng ngoại ô Hà Nội, lại có một thôn quê mang đậm nét giá trị văn hóa nghệ thuật đó chính là Việt Phủ Thành Chương.
Phải nói rằng Việt Phủ Thành Chương là một quần thể kiến trúc đẹp, đẹp một cách riêng biệt, đó là cái đẹp giản dị, yên bình xong lại không kém phần quyến rũ của làng quê ngày nào.
Việt Phủ Thành Chương nằm tại hồ Kèo cả, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 40km, đường đến đây khá dễ dàng, bạn có thể dọn di chuyển bằng xe máy, ô tô hay xe bus đều được.
Nếu muốn di chuyển bằng xe máy, ô tô, các bạn đi theo hướng đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài. Qua trạm soát vé tới ngã tư - rẽ trái vào Quốc lộ 2, đi tiếp 1km, có ngã ba đầu tiên - đi tiếp theo hướng Quốc lộ 2 khoảng 1km gặp ngã ba thứ hai - bên phải có các biển báo đường 35, sân golf Hà Nội, Việt Phủ Thành Chương 7km - rẽ phải theo hướng đi của biển báo cho tới khi gặp biển báo có "Việt Phủ Thành Chương còn 300m" là tới.
Nhưng nếu muốn thảnh thơi ngắm đường phố, thiên nhiên thì các bạn chọn đi bus, bằng cách bắt xe 07 từ Cầu Giấy đến bến KCN Bắc Thăng Long, hoặc Mê Linh Plaza. Sau đó chuyển sang xe 64 đến bến Xóm Núi 1 và đi bộ tới Việt Phủ Thành Chương.
Việt Phủ Thành Chương là điểm du lịch nổi tiếng, với một quần thể kiến trúc lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử, là một tác phẩm tuyệt đẹp chứa chan tâm hồn Việt, không những được các trang báo trong nước giới thiệu mà còn được cả các trang báo quốc tế viết bài như The New York Times ca ngợi về giá trị nghệ thuật.
Có thể nói, nơi đây tái hiện thành công nét đẹp giản dị, thanh bình của miền quê Trung du Bắc Bộ , làm không ít người ghé thăm lần đầu lầm tưởng là một khu di tích lịch sử lâu đời nhưng đâu có phải, đây là một địa điểm được họa sĩ Thành Chương kì công xây dựng vào năm 2011.
Quan sát từng ngóc ngách, nơi đây dường như đang dẫn dắt mỗi người khách đến đây trở về làng quê thanh bình ngày nào vậy đó. Bước chân tới đây, đầu tiên bạn sẽ thấy ngay được hình ảnh đặc trưng của thôn quê với chiếc cổng xưa, với những giếng nước rêu xanh, ao cá xanh biếc.
Ngay phía cổng vào thôi, đã gợi ngay lại hình ảnh thân quen cổ xưa của cổng làng Thổ Hà, Đường Lâm. Đặc điểm là cổng có 3 cửa, một cửa chính và hai cửa phụ, phía trên có một tum nhỏ lợp ngói đỏ, xung quanh được bài trí nhiều tượng đá và hoa văn trạm trổ tinh tế.
Giếng nước cổ nằm ngay phía bên trái cổng, được họa sĩ chuyển từ Thanh Hóa về đây, ngay đến cả con đường dẫn từ cổng vào tham quan toàn bộ Việt Phủ, cũng mang đậm dấu ấn xưa với hàng gạch Bát Tràng.
Vẻ đẹp ấn tượng trong quần thể kiến trúc tại Việt Phủ Thành Chương chính là những ngôi nhà, được thiết kế với nhiều phong cách khác nhau như những căn nhà sàn của dân tộc Mường, hay ngôi nhà mô phỏng theo lối kiến trúc nhà 3 gian của người dân đồng bằng Bắc Bộ…
Quả thực, mỗi không gian được đặt tên gọi riêng gắn liền với giá trị văn hóa và lịch sử, mà chủ nhân muốn truyền tải. Tường Vân là không gian nhà cổ, lấy ý tưởng từ thời nhà Nguyễn, nhà hát Long Đình là không gian để du khách thưởng thức nghệ thuật, nơi đây được trang trí vô cùng công phu, rồi cr nhà Đại Khoa mô phỏng kiến trúc của nhà cổ khu vực Bắc Ninh.
Nơi đây cũng là điểm đến lí tưởng, cho những ai muốn tạm tránh xa ổn ào, khói bui nơi thị thành, tìm về với miền thôn quê thanh bình, thoải mái. Với những khung cảnh và kiến trúc đặc sắc, Việt Phủ Thành Chương chắc chắn là một điểm đến du lịch rất hay, các bạn nhất định phải ghé qua một lần, để tìm hiểu nét đẹp nghệ thuật sâu sắc, tinh tế của không gian làng quê xưa, thả hồn mình vào khung cảnh bình yên, thơ mộng này.
Đó là cầu treo La Bá với tuổi thọ hàng nhiều năm qua, kèm theo đó là nét mộc mạc đơn sơ và độ dài của nó đã khiến...