Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan

Sự kiện: Tết Ất Tỵ 2025
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Hai điểm tham quan là Ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây và Di tích số 22 Hàng Buồm sẽ được Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội áp dụng thu phí bằng vé điện tử từ năm 2025. 

VIDEO: Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa mới thu phí tham quan

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan - 1

Mới đây, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức Lễ Công bố triển khai phí tham quan đối với Ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây và Di tích số 22 Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội” với mức thu phí là 20.000 đồng/lượt/khách.

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan - 2

Theo Trung tâm Thông tin Du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam), Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã chính thức triển khai thu phí vào cửa đối với khách tham quan. Việc áp dụng hệ thống vé điện tử nhằm bảo đảm quản lý vận hành hiệu quả việc bán vé, kiểm soát vé vào cửa.

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan - 3

Hệ thống cho phép du khách, công ty lữ hành, hướng dẫn viên có thể đặt mua vé trực tuyến thông qua Ứng dụng du lịch quốc gia “Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel”; Hệ thống cho phép các điểm đến có thể liên kết bán vé tham quan liên tuyến, mua vé một lần ở một điểm và sử dụng ở nhiều điểm; Hệ thống hỗ trợ du khách có thể sử dụng một trong 3 phương thức khác nhau để sử dụng vé vào cửa: Vé in tại quầy, Thẻ Việt - Thẻ du lịch thông minh hoặc Ứng dụng du lịch quốc gia “Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel”.

Đặc biệt, hệ thống vé điện tử sẽ cho phép một đoàn khách chỉ sử dụng 01 vé duy nhất cho toàn bộ thành viên trong đoàn. Đây là điểm ưu việt và khác biệt rất lớn so với các hệ thống vé điện tử khác vẫn yêu cầu mỗi khách sử dụng một vé để vào cửa.

Với những ưu thế nổi trội về công nghệ, hệ thống vé điện tử mang lại sự thuận tiện hơn nhiều cho khách tham quan, hướng dẫn viên và doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến. Đồng thời, giúp tổ chức lại quy trình quản lý bán và soát vé của di tích hiệu quả hơn. Mặt khác hệ thống cung cấp một công cụ tổng hợp, phân tích dữ liệu mạnh mẽ theo thời gian thực giúp ban quản lý di tích có thể theo dõi sát lượng vé bán ra theo các tiêu chí khác nhau và đánh giá được đặc điểm, hành vi, xu hướng của khách tham quan, từ đó có những điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của khách.

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan - 6

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn cho biết, UBND quận đã giao Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Trung tâm thông tin du lịch - Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam hoàn thiện phương án thu phí tham quan phù hợp với đặc điểm của di tích.

"Bên cạnh thu phí tham quan, quận tiếp tục phối hợp với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa tổ chức các hoạt động văn hóa, triển lãm nghệ thuật tại các điểm di tích, tạo nên các sản phẩm văn hóa có chất lượng để phục vụ nhân dân dân, du khách trong và ngoài nước", Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm chia sẻ thêm.

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan - 7

Di tích số 22 phố Hàng Buồm là một điểm di tích với kiến trúc độc đáo với diện tích 1.670 m2. Nơi đây thể hiện rõ sự giao thoa văn hóa Đông - Tây, khi di tích sử dụng những mảng, khối bê-tông của phương Tây, nhưng các đường nét trang trí, đặc biệt là điêu khắc lại mang đậm dấu ấn văn hóa Á Đông. Bên trong di tích có nhiều gian nhà với những bức tượng, bức phù điêu độc đáo.

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan - 8

Hiện nay, Hội quán Quảng Đông đã trở thành một di tích nghệ thuật, một địa chỉ tham quan hấp dẫn dành cho khách du lịch khi đến phố cổ Hà Nội.

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan - 9

Ngay dưới thời Tây Sơn, năm 1801, người Quảng Đông đã dựng Hội quán. Sau đó hơn mười năm, cộng đồng Phúc Kiến cũng dựng Hội quán. Hai tòa hội quán là nơi thờ của bà Thiên Hậu, nơi tụ họp của người Hoa. Thời ấy, có 4 cộng đồng người Hoa ở Thăng Long, là Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và Hải Nam. Người Quảng Đông thành lập cộng đồng sớm và mạnh nhất, chiếm hầu hết phố Đường nhân, nên phố này còn gọi là Quảng Đông hay Việt Đông, nay là Hàng Ngang. Khu người Phúc Kiến ở cũng gọi là phố Phúc Kiến, nay là phố Lãn Ông. Hai cộng đồng này chiếm lĩnh hầu hết các gian phố giao thương ở khu vực lại mở rộng sang cả Hàng Buồm, Hàng Bạc.

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan - 10

Năm 2021, Hội quán Quảng Đông được phục dựng. Hội quán Quảng Đông được trả về với đúng kiến trúc ban đầu của nó. Việc tôn tạo và phục dựng Hội quán Quảng Đông đã là một dấu ấn thành công trong nỗ lực bảo tồn di tích văn hóa và gìn giữ những dấu tích lịch sử có giá trị quan trọng của Hà Nội.

Những kỷ vật được trưng bày tại "Không gian ký ức 22 Hàng Buồm".

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan - 13

Một số yếu tố kiến trúc ảnh hưởng phương Tây của Hội quán.

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan - 14

Quảng Đông hội quán không chỉ là một giao lộ tiếp điểm đơn thuần giữa hai dòng văn hóa, mà còn là một ngã ba tiếp xúc giữa ba văn hóa Việt - Hoa - Pháp.

Tương tự, việc triển khai thu phí bằng vé điện tử được áp dụng ở Ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây.

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan - 17

Ngôi nhà cổ số 87 phố Mã Mây là một trong những ngôi nhà cổ mang kiến trúc đặc trưng của Hà Nội xưa. Ngôi nhà được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX, tổng diện tích đất 157,6 m2. Mọi kết cấu về kiến trúc, vật liệu xây dựng hoàn toàn bằng gỗ cho đến những đồ vật sinh hoạt đều được giữ nguyên trạng. Ngày 16/2/2004, ngôi nhà số 87 Mã Mây được cấp bằng Di sản cấp quốc gia.

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan - 18

Ngôi nhà cổ Mã Mây là một trong 14 ngôi nhà cổ ở Hà Nội đang được bảo tồn và làm địa điểm tham quan du lịch, triển lãm. Ngôi nhà đã nhiều lần đổi chủ. Năm 1945, một thương gia bán thuốc bắc mua lại căn nhà này. 5 gia đình sinh sống tại đây từ năm 1954 đến năm 1999. Đến cuối năm 1998, ngôi nhà được đầu tư tôn tạo theo trong khuôn khổ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Toulouse (Pháp), hoàn thành vào năm 1999.

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan - 19

Hiện nay, ngôi nhà trở thành điểm thông tin, tuyên truyền giới thiệu đến người dân và du khách về ngôi nhà phố của người Việt trong khu phố cổ Hà Nội. Du khách đến tham quan ngôi nhà, sẽ được hiểu hơn về nếp sống, sinh hoạt của người Hà Nội xưa. Đây cũng là nơi giới thiệu kiến trúc cổ Hà Nội và gợi ý nhân dân phố cổ cách bảo tồn, tôn tạo nhà cổ.

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan - 20

Nhà cổ cấu trúc chủ yếu bằng gỗ, bao gồm hệ thống cột gỗ, kèo gỗ và dầm gỗ. Tất cả các chi tiết kiến trúc bên trong nhà cổ Mã Mây được xây dựng theo phương pháp đối xứng, cửa chính ở giữa và hai cửa sổ bên cạnh mở rộng được sử dụng để buôn bán.

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan - 21

Không gian điều chế thuốc đông y tại ngôi nhà di sản.

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan - 22

Khu vực phòng thờ mang kiến trúc của người Việt xưa. Trên bàn thờ là các đồ tượng trưng cho năm yếu tố ngũ hành đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan - 23

Không gian tầng 2 tại Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây.

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan - 24

Đây là một trong những ngôi nhà cổ mang đậm lối kiến trúc đặc trưng của Hà Nội xưa được xây dựng không gian sống theo dạng hình ống và sáng tạo thêm nhiều các lớp nhà.

Cẩm nang du lịch xếp lịch trình 10 ngày khám phá Hà Nội cùng các tỉnh lân cận là trải nghiệm "trong mơ" khi du lịch châu Á năm 2025.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nam Giang ([Tên nguồn])
Tết Ất Tỵ 2025 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN