Miệng núi lửa nằm giữa sa mạc khô cằn, là kết quả của vụ va chạm với thiên thạch
Những gì còn sót lại của vụ va chạm này cho thấy sức mạnh khủng khiếp của thiên thạch rơi xuống Trái đất.
Meteor Crater hay còn được gọi là Barringer Crater, là một trong những miệng núi lửa lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất trên Trái đất.
Miệng núi lửa khổng lồ này nằm ở khu vực phía tây nam nước Mỹ, ngay giữa sa mạc Arizona khô cằn. Nó là kết quả của vụ va chạm của một tiểu hành tinh xảy ra hơn 50.000 năm trước, trong kỷ Pleistocen.
Vụ nổ khổng lồ xới tung 175 triệu tấn đất đá, tạo thành một miệng núi lửa rộng 1200 mét. Sau khi va chạm, thiên thạch này đã quét sạch thảm thực vật và bất kỳ sinh vật sống nào bên trong nó. Ước tính đây là một lực cực lớn, gấp 150 lần so với quả bom nguyên tử đã hủy diệt Hiroshima.
Meteor Crater còn được biết đến với tên Canyon Diablo Crater , Coon Mountain và Coon Butte.
Bất chấp sự hoài nghi của giới khoa học, kỹ sư khai thác mỏ Daniel Moreau Barringer đã mua Meteor Crater và sau đó thành lập "Meteor Crater Enterprise", một công ty khai thác mỏ, với sự trợ giúp của quỹ từ Chính phủ Liên bang, cho phép anh bắt đầu nghiên cứu để chứng minh các giả thuyết của mình.
Sau 26 năm khai quật và nghiên cứu mà không có kết quả khả quan nào, Daniel nhận ra rằng bất kỳ mảnh thiên thạch nào cũng đều tan biến trong vụ va chạm.
Tuy nhiên, luận điểm của ông được cho là đúng nhờ nhà địa chất Eugene Shoemaker. Vào năm 1960, người này sau khi phát hiện và phân tích chính xác một số khoáng chất, đã có thể xác nhận một cách chắc chắn nguồn gốc của thiên thạch.
Hiện tại, miệng núi lửa này vẫn thuộc sở hữu của gia đình Barringer ngày nay và được quản lý bởi công ty tư nhân của họ. Toàn bộ khu vực này đã được sử dụng làm trung tâm du lịch, được trang bị lối đi quan sát nằm ở rìa miệng núi lửa.
Ở giữa miệng núi lửa được xây dựng một bảo tàng tuyệt đẹp, có cả công nghệ hoạt hình 3 chiều, tái tạo lại vụ nổ của thiên thạch khi va chạm Trái đất. Bên trong cũng có 24 cuộc triển lãm, nơi trưng bày nhiều phát hiện bao gồm Thiên thạch Holsinger, mảnh vỡ lớn nhất nặng 639 kg được vớt từ miệng núi lửa.
Đây là một nơi độc đáo, điểm đến hoàn hảo cho những người đam mê thiên văn học.
Đảo Phillip nằm ở phía Nam của nước Úc, sở hữu đường bờ biển dài và hệ sinh vật độc đáo. Du khách đến đây như lạc vào thiên đường với cảnh sắc không thể chê được.
Nguồn: [Link nguồn]