Mê mẩn khung cảnh thần tiên của 'rừng đào mười dặm' trên đường đến Lai Châu
Từ chân núi đến đỉnh núi, vườn đào cổ thụ của bà con người Mông trên đường đến Lai Châu bung sắc thắm trong làn mây núi khiến người ta liên tưởng đến những "rừng đào mười dặm".
(Ảnh: Lộc Liên)
Tháng 3 về, đi theo cung đường Lào Cai – Lai Châu, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh những ngôi nhà của đồng bào người Mông bên triền núi chìm trong làn sương sớm, giữa những vườn cải đang thì nở hoa. (Ảnh: Lộc Liên)
(Ảnh: Lộc Liên)
(Ảnh: Lộc Liên)
Video: Chiêm ngưỡng khung cảnh "rừng đào mười dặm" trên đường đến Lai Châu (Nguồn: Lộc Liên)
Từ chân núi đến đỉnh núi, vườn đào cổ thụ của bà con người Mông bung sắc thắm trong làn mây núi khiến người ta liên tưởng đến những "rừng đào mười dặm". (Ảnh: Lộc Liên)
(Ảnh: Lộc Liên)
Vượt qua mùa đông khắc nghiệt, những nụ hoa mỏng manh đang mạnh mẽ vươn mình, khoe sắc trong nắng sớm, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người miền sơn cước. (Ảnh: Lộc Liên)
(Ảnh: Lộc Liên)
Trước cảnh sắc thần tiên này, nhiều du khách không kìm lòng nổi mà dừng chân ghi lại những khoảnh khắc "ngàn năm có một" của đất trời Tây Bắc. (Ảnh: Lộc Liên)
(Ảnh: Lộc Liên)
Không chỉ có hoa, đường đến Lai Châu còn có mây, mây xuất hiện khắp nơi, mây bay trên đỉnh núi rồi sà xuống những con đường, đùa giỡn với hoa, với lá, khiến cảnh sắc thiên nhiên luôn luôn mang một vẻ đẹp huyền bí. (Ảnh: Lộc Liên)
Tháng 3 ở Lai Châu còn có những cánh đồng ruộng bậc thang vừa cấy lúa xong. Và chỉ vài tháng sau, những cây lúa này sẽ cho ra loại gạo Séng Cù thơm ngon nức tiếng, giúp bà con có cuốc sống ấm no và hạnh phúc hơn. (Ảnh: Lộc Liên)
Hoa dã quỳ ở huyện Phong Thổ của Lai Châu cũng khoe sắc bên triền núi khi tháng 3 về. (Ảnh: Lộc Liên)
(Ảnh Lộc Liên)
Đường lên bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ, Lai Châu) ngập tràn cải vàng và dập dìu làn điệu dân ca của thiếu nữ Mông như mời gọi du khách đến Lai Châu tháng 3 này. (Ảnh: Lộc Liên)
Nguồn: [Link nguồn]
Dinh thự "Vua Mèo" hay còn gọi là dinh thự họ Vương, nơi đây gắn liền với sự nghiệp của 2 cha con người Mông là Vương Chính Đức và Vương Chí Sình.