Mặt trời pha lê và bí mật công nghệ xây dựng Kim tự tháp

Sự kiện: Du lịch Châu Âu

Tại Hy Lạp cổ đại, vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, Pitago đã tin rằng mặt trời là một quả cầu pha lê lớn hơn hành tinh của chúng ta, tập hợp ánh sáng từ vũ trụ xung quanh và khúc xạ nó xuống trái đất, hoạt động như một thấu kính khổng lồ.

Mặt trời pha lê và bí mật công nghệ xây dựng Kim tự tháp - 1

Thấu kính được phát hiện đầu tiên có niên đại từ Vương triều thứ 4 của Vương quốc Ai Cập cũ, khoảng năm 2500 trước Công nguyên. Những thứ này được tìm thấy trong Bảo tàng Cairo và ở Louvre, Paris. Những bằng chứng khảo cổ học cho thấy, chúng phải tồn tại ít nhất 700 năm trước khi được khai quật tại Abydos ở Ai Cập. 

Mặt trời pha lê và bí mật công nghệ xây dựng Kim tự tháp - 2

Trong khi khai quật ngôi mộ của một vị vua từ thời kỳ cổ đại, các nhà khảo cổ đã tìm thấy cán dao bằng ngà có khắc những hình ảnh siêu nhỏ chỉ có thể được thực hiện dưới độ phóng đại cao (và tất nhiên chỉ có thể nhìn thấy bằng kính lúp mạnh ngày nay). Do đó, chúng ta biết rằng công nghệ phóng đại đã từng được sử dụng ở Ai Cập vào năm 3300 trước Công nguyên. Nhưng công nghệ này không chỉ để tạo và xem các hình chạm khắc nhỏ. Công dụng quan trọng nhất của nó là kính thiên văn. 

Mặt trời pha lê và bí mật công nghệ xây dựng Kim tự tháp - 3

Nhiều nhà khoa học băn khoăn rằng, tại sao người Ai Cập cổ đại có thể xây dựng được các Kim tự tháp với độ chính xác cực cao như vậy. Các học giả đã nhận xét rằng độ chính xác của bề mặt Kim tự tháp lớn tương đương với độ chính xác của việc mài một gương phản chiếu quang học trong kính viễn vọng hiện đại khổng lồ. Làm thế nào việc kỳ công như vậy được thực hiện từ hàng ngàn năm trước?

Vào năm 1960 và 1970, nhà vật lý người Argentina Jose Alvarez Lopez tuyên bố rằng, Kim tự tháp vĩ đại không thể được xây dựng nếu không có các kỹ thuật khảo sát quang học cực kỳ chính xác như được sử dụng trong máy kinh vĩ. Kim tự tháp đã được xây dựng cùng các thiết bị khảo sát quang học, và nhiều bằng chứng khảo cổ cho thấy, công nghệ khảo sát Kim tự tháp vĩ đại tồn tại ít nhất là từ năm 3300 trước Công nguyên.

Nhiều nhà khảo cổ khẳng định thấu kính không tồn tại trong thời cổ đại. Tuy nhiên, nghiên cứu của Robert Temple đã chứng minh họ sai, bắt đầu với việc phát hiện ra một cổ vật trong Bảo tàng Anh được cho là tinh thể đá thực chất chính là một thấu kính.

Mặt trời pha lê và bí mật công nghệ xây dựng Kim tự tháp - 4

Có một số lượng đáng kể các ống kính cổ xưa của Anh, được xếp vào danh mục sai trong các bộ sưu tập khoáng sản, chúng đã được chuyển đến bảo tàng địa chất từ ​​các bộ sưu tập khảo cổ ban đầu của họ và được cho là "mẫu vật tinh thể". Người Viking là nhóm người cổ đại cuối cùng trong công nghệ quang học và họ đã hoàn thành những điều kỳ diệu của kỹ thuật pha lê khi thực sự sản xuất ra các thấu kính pha lê nhỏ như giọt nước có thể phóng đại 3 lần. Thành quả này của họ được gọi là công nghệ vi quang học.

Những ngôi mộ bí ẩn nhất tại ”nơi chốn giấu sắc đẹp”

Thung lũng Nữ hoàng là một khu vực hoang vắng nằm ở rìa phía nam của đồi Theban, nơi đây nổi tiếng với những ngôi mộ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hàn Ly (Theo messagetoeagle) ([Tên nguồn])
Du lịch Châu Âu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN