“Mắt quỷ” là gì khiến người Bedouin ở Trung Đông bị ám ảnh

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Bedouin theo tiếng Arab nghĩa là "người sống ở sa mạc", là tộc người bán du mục đã sống hàng ngàn năm trên các sa mạc ở Trung Đông và Bắc Phi. Niềm tin vào Evil Eye ("mắt quỷ") là một phần quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Bedouin.

Nổi tiếng với lối sống bán du mục truyền thống, người Bedouin luôn được phần còn lại của thế giới quan tâm. (Ảnh: Arabamerica)

Nổi tiếng với lối sống bán du mục truyền thống, người Bedouin luôn được phần còn lại của thế giới quan tâm. (Ảnh: Arabamerica)

Cách người Bedouin nhận thức về thế giới qua "mắt quỷ"

Bedouin theo tiếng Arab nghĩa là "người sống ở sa mạc", là tộc người bán du mục đã sống hàng ngàn năm trên các sa mạc ở Trung Đông và Bắc Phi. Hiện nay có khoảng gần 260 ngàn công dân Bedouin của Israel sống tại Negev - một vùng hoang mạc và bán hoang mạc ở phía nam Israel. Người Arab bao gồm cả người bản địa Bedouin gọi nơi này là al-Naqab.

"Mắt quỷ" là một lời nguyền, hoặc theo truyền thuyết được cho là một ánh nhìn ác độc, thường bị "trao" cho ai đó mà họ không hay biết. Quan niệm về "Mắt quỷ" xuất hiện sớm nhất từ khoảng thời La Mã cổ đại. Trong nhiều nền văn hóa người ta tin rằng bị nhận "mắt quỷ" sẽ dễ gặp bất hạnh, xui xẻo hoặc tai ương.

Người Bedouin tham dự một lễ kỷ niệm của bộ tộc mình tại làng Kseife ở phía nam Israel. (Ảnh: Arabamerica)

Người Bedouin tham dự một lễ kỷ niệm của bộ tộc mình tại làng Kseife ở phía nam Israel. (Ảnh: Arabamerica)

Niềm tin vào "mắt quỷ" là một phần quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Bedouin. Nó được nhìn nhận như một "cơ chế" quan trọng để giải thích các vấn đề như những thói hư tật xấu, các tệ nạn, nỗi bất hạnh…

Cùng với "mắt quỷ" người Bedouin còn tin vào sự tồn tại của các linh hồn, các Jinn (là những sinh thể siêu nhiên trong thần thoại Arab, sau này là thần thoại và thần học Hồi giáo) cùng các loài quỷ khác. Những đức tin đó tác động lớn đến cách người Bedouin nhận thức về thế giới và vị trí của họ trong đó.

Hiểu rõ sự khắc nghiệt của sa mạc, người Bedouin hiện nay luôn nồng hậu đón tiếp bạn bè, du khách hay người lạ. Ai cũng được phép ở lại với họ bao lâu tùy ý. (Ảnh: Arabamerica)

Hiểu rõ sự khắc nghiệt của sa mạc, người Bedouin hiện nay luôn nồng hậu đón tiếp bạn bè, du khách hay người lạ. Ai cũng được phép ở lại với họ bao lâu tùy ý. (Ảnh: Arabamerica)

Phụ nữ xinh đẹp, người giàu được cho là dễ bị "mắt quỷ… chiếu tướng"

Người Bedouin quan niệm rằng "mắt quỷ" là một trong những thế lực nguy hiểm nhất có thể can thiệp vào cuộc sống của họ. "Mắt quỷ" gắn liền với nỗi sợ hãi về sự đố kỵ và ghen tị trong mắt những kẻ si tình. Nó có thể được chuyển tải bởi một ánh mắt kỳ lạ hoặc bởi một sự ngưỡng mộ mà không cần lời chúc. Bởi thế các đối tượng dễ bị "mắt quỷ"… "chiếu tướng" nhất là trẻ em, những người trẻ tuổi, phụ nữ xinh đẹp hoặc người giàu có.

Trang phục rất có ý nghĩa văn hóa với người Bedouin. Phụ nữ thường mặc trang phục truyền thống gồm: Madraga (váy dài màu đen), đội khăn trùm đầu và che mặt bằng Burqa’ ah có gắn nhiều phụ kiện trang trí. (Ảnh: Arabamerica)

Trang phục rất có ý nghĩa văn hóa với người Bedouin. Phụ nữ thường mặc trang phục truyền thống gồm: Madraga (váy dài màu đen), đội khăn trùm đầu và che mặt bằng Burqa’ ah có gắn nhiều phụ kiện trang trí. (Ảnh: Arabamerica)

"Mắt quỷ" cũng được cho là có thể gây suy giảm hoạt động tình dục, gây bất lực hay vô sinh, nảy sinh các vấn đề với những bà mẹ mang thai hoặc nuôi con nhỏ.

Để chống lại "mắt quỷ" người ta đã nghĩ ra nhiều cách khác nhau như bùa hộ mệnh, thần chú, lời thề… Đặc biệt các tấm "bùa mắt quỷ" được cho là rất công hiệu. "Bùa mắt quỷ" cùng các đồ trang trí với các biểu tượng giống như con mắt được gọi là Nazar ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó trở thành tên gọi chung cho các bùa hộ mệnh kiểu này và được nhiều du khách mua như đồ lưu niệm. Nhiều tấm bùa được làm tinh xảo có giá rất đắt, nhưng vẫn được những người giàu có săn lùng để sở hữu.

"Bùa mắt quỷ" màu xanh bán tại Grand Bazaar, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Arabamerica)

"Bùa mắt quỷ" màu xanh bán tại Grand Bazaar, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Arabamerica)

Nhìn chung người ta quan niệm rằng cách dễ nhất để tránh "mắt quỷ" là tạo ra sự không hoàn hảo. Ví dụ như trên mặt hàng thêu để một sai sót nhỏ có chủ đích, hoặc trên tấm vải dệt có những điểm bất thường nào đó. Với đồ trang sức thì tốt nhất tránh sự đối xứng và đồng đều, ví dụ như sử dụng số dây đeo không đồng đều.

Một số màu sắc nhất định cũng được tin là có khả năng chặn "mắt quỷ" ở khoảng cách khá xa. Gương phản chiếu hoặc các tua rua lắc lư cũng được tin là làm rối mắt, nên được sử dụng nhiều khi chế tác các đồ trang sức.

Âm nhạc trong nền văn hóa Bedouin là cách kể chuyện của sa mạc, bao gồm 3 loại chính: Al-shi’ir al-nabati (các bài hát đậm chất thơ); Taghrud (các bài hát của người điều khiển lạc đà) và Ayyala (các bài hát chuẩn bị ... chiến tranh). (Ảnh: Arabamerica)

Âm nhạc trong nền văn hóa Bedouin là cách kể chuyện của sa mạc, bao gồm 3 loại chính: Al-shi’ir al-nabati (các bài hát đậm chất thơ); Taghrud (các bài hát của người điều khiển lạc đà) và Ayyala (các bài hát chuẩn bị ... chiến tranh). (Ảnh: Arabamerica)

Kỳ lạ bộ tộc Huli ở Papua New Guinea, đàn ông thích làm đẹp và đeo trang sức

Đàn ông của bộ tộc Huli không chỉ trang điểm, vẽ mặt mà họ còn làm những bộ tóc giả trang trí cầu kỳ và một chiếc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Linh Quyên ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN