Loạt khách sạn công nghệ đỉnh cao thay đổi ngành dịch vụ lưu trú
Đại dịch đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi công nghệ trong ngành khách sạn tuy nhiên đã có những cái tên đi trước thời đại. Dưới đây là một số khách sạn công nghệ cao đáng chú ý nhất.
Khách sạn Henn Na, Nhật Bản
Khách sạn Henn na Hotel tại Tokyo, Nhật Bản là khách sạn đầu tiên thay thế phục vụ của con người bằng những chú khủng long robot đem lại những câu chuyện vô cùng lý thú cho khách du lịch.
Quá trình check-in của du khách diễn ra dễ dàng khi hai nhân viên lễ tân khủng long độc đáo tại khách sạn Henn na có thể nói tới 4 thứ ngoại ngữ: tiếng Nhật Bản, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc và cả tiếng Hàn Quốc.
Nhờ vào hệ thống máy tính bảng, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn phương thức giao tiếp với các nhân viên thú vị này mà chẳng cần lo lắng về sự bất đồng ngôn ngữ.
Robot Churi ở trong phòng.
Ở đây còn có một hướng dẫn viên cao cấp, người hướng dẫn, người giải thích về thời gian và địa điểm ăn sáng (chỉ bằng tiếng Nhật) và gọi taxi. Robot Porter là hai xe đẩy hành lý có thể sạc nhưng chỉ dành cho những ai ở phòng VIP.
Mọi thứ ở đây đều hoàn toàn tự động.
Vào đầu năm 2019, "khách sạn rô bốt" Henn na của Nhật Bản đã sa thải hàng loạt rô bốt "Churi" trong phòng, do tình trạng kém hiệu quả hàng loạt. Nhân viên này đã nhầm tiếng ngáy với hiệu lệnh giọng nói và chúng đánh thức khách liên tục suốt đêm.
YOTEL, Mỹ
YOTEL đã đồng nghĩa với công nghệ kể từ khi nó mở cửa gần Quảng trường Thời đại. Khách sạn này có một chú robot được đặt tên là Yobot, nó sẽ giữ hành lý của bạn an toàn trong một thùng trên tổng số 150 thùng của nó. Để nhận lại hành lý bạn chỉ cần nhấn mã Pin bạn nhận được khi vừa tới và tên của bạn.
Căn phòng được gọi là cabin có thể nhỏ, nhưng YOTEL sử dụng công nghệ để thực hiện slogan của mình là “cung cấp cho bạn mọi thứ bạn cần và không có gì không có”.
Phòng ngủ có Smart TV và sử dụng giường có động cơ làm tiết kiệm không gian và cảm biến kích hoạt chuyển động để chiếu sáng và sử dụng máy lạnh nhằm giảm lượng khí thải carbon. Đó là tất cả về hiệu quả, mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách ngay cả trong những không gian nhỏ nhất.
Tất nhiên ở sảnh là quầy check-in tự động. Mức giá phòng bắt đầu từ 135 USD một đêm.
Blow Up Hall 5050, Ba Lan
Khách sạn này không hề có lễ tân. Khách tự tìm phòng sau đó mở khóa phòng bằng chìa khóa kỹ thuật số mà khách sạn cấp cho trên iPhone.
Nơi đây giống như cái tên khi tập trung vào 50% triển lãm nghệ thuật và 50% công nghệ, khách sạn này giống như trung tâm trưng bày tác phẩm nghệ thuật tương tác và được đặt tên theo bộ phim nghệ thuật của Anh những năm 1960, Blow-Up .
Hotel Zetta, Mỹ
Mặc dù được xây dựng từ những năm 1913 tuy nhiên Hotel Zetta lại rất hiện đại khi là khách sạn San Francisco đầu tiên sử dụng trợ lý ảo Alexa trong mỗi phòng. Du khách có thể đặt bữa ăn từ dịch vụ phòng, đặt báo thức hoặc tìm hiểu về nhà hàng trong khuôn viên.
Nhưng tâm điểm của Hotel Zetta chắc chắn là phòng thực tế ảo ở sảnh đợi vốn được thiết kế bởi một công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon. Ngoài ra còn có máy chơi game Nintendo Switch và kính thực tế ảo Oculus để khách có thể trải nghiệm công nghệ một cách thoải mái ngay tại phòng của mình.
Các điểm nhấn công nghệ khác bao gồm máy chơi game Atari Pong trong Zetta Suite, được hiện đại hóa mang tính hoài cổ với loạt trò chơi cổ điển và loa Bluetooth.
Virgin Hotels
Thương hiệu Virgin Hotel luôn hướng tới công nghệ và khách hàng làm trung tâm. Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, thương hiệu đã trao quyền kiểm soát trải nghiệm cho khách hàng của mình.
Ứng dụng Lucy của khách sạn này cho phép khách bỏ qua quá trình làm thủ tục, sử dụng điện thoại để chọn phòng và mở khóa cửa.
Du khách cũng có thể đặt dịch vụ phòng, điều chỉnh nhiệt độ phòng, kiểm soát hoạt động giải trí (phát trực tuyến trong phòng và Apple Music), lên kế hoạch cho chuyến đi quanh thành phố hoặc thậm chí theo dõi thói quen tập thể dục của Fitbod.
CityHub, Hà Lan
CityHub cung cấp các khoang ngủ giá rẻ mang hơi hướng tương lai, một lựa chọn tối ưu hơn so với nhà nghỉ.
Mỗi khoang này có thể chứa một giường đôi, có kết nối WiFi, dịch vụ nghe nhạc trực tuyến và ánh sáng có thể được điều khiển theo tâm trạng nhờ một ứng dụng di động.
Có cửa sổ cho mỗi khoang tuy nhiên bạn nên đóng rèm lại để tận hưởng sự riêng tư.Khách ở CityHub sẽ được phát một dây đeo cổ tay có chức năng mở cửa khoang. Khách có thể sử dụng phòng tắm công cộng và quầy bar.
Mức giá phòng ở khoảng 40 tới 60 USD một đêm nhưng có thể biến động trong mùa du lịch.
Nguồn: [Link nguồn]
Danh sách được tổng hợp hoàn toàn dựa trên số lượng thẻ hashtag trên Instagram mà một khách sạn đã thu được trong những năm qua.