Liều mạng khám phá “vùng đất chết” sau thảm họa hạt nhân

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Đã hơn 33 năm đã trôi qua kể từ ngày xảy ra vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân - vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina vào ngày 26-4-1986, giờ đây du khách có thể khám phá nơi nguy hiểm nhất tại đây…

Trong thời gian gần đây, nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã chứng kiến sự gia tăng lớn về số lượng du khách do mọi người có xu hướng khám phá những địa điểm kỳ bí hoặc gắn liền với thảm họa. Hiện tại, những du khách gan dạ có thể được bước vào bên trong căn phòng điều khiển nơi xảy ra sự cố hạt nhân tồi tệ nhất thế giới qua các tour du lịch mạo hiểm.

Các nhà điều hành tour du lịch cho biết sự quan tâm đến nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã tăng lên kể từ khi chương trình HBO "Chernobyl" ra mắt.

Các nhà điều hành tour du lịch cho biết sự quan tâm đến nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã tăng lên kể từ khi chương trình HBO "Chernobyl" ra mắt.

Những người muốn tận mắt chứng kiến khu vực có nồng độ phóng xạ cao tại Lò phản ứng số 4 "khét tiếng" sẽ được cung cấp áo bảo vệ, mũ bảo hiểm và mặt nạ chống độc và chỉ được ở lại trong thời gian ngắn. Sau khi rời đi, họ sẽ phải trải qua hai bài kiểm tra chụp X quang để đo mức phơi nhiễm.

Động thái này là một phần trong nỗ lực của Chính phủ Ukraine nhằm khuyến khích du lịch trong khu vực sau khi Tổng thống Volydymyr Zelensky ký sắc lệnh hồi tháng 7 chỉ định Chernobyl là một điểm thu hút khách du lịch chính thức.

Phòng điều khiển của lò phản ứng số 4 tại Chernobyl đã mở cửa cho các tour du lịch.

Phòng điều khiển của lò phản ứng số 4 tại Chernobyl đã mở cửa cho các tour du lịch.

Theo đó, Ukraine sẽ phát triển các tuyến du lịch mới bao gồm đường thủy, xây dựng các trạm kiểm soát mới và khôi phục hay nâng cấp các tuyến hiện có. Tổng thống Zelensky đã đưa ra thông báo tại lễ khánh thành một mái vòm kim loại mới tại Chernobyl, nơi sẽ bao bọc lò phản ứng bị phá hủy để ngăn chất phóng xạ rò rỉ ra ngoài.

Mái vòm có trọng lượng 36.000 tấn và cao 108 mét, trị giá 1,5 tỷ euro (1,7 tỷ USD) đã được thanh toán thông qua một quỹ đặc biệt của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD) và được tài trợ bởi 45 quốc gia. Cấu trúc vòm này đủ mạnh để chống lại cơn bão và có tuổi thọ lên tới 100 năm, EBRD cho biết.

Chernobyl từng được xem là một vùng đất chết sau thảm họa năm 1986, nhưng phần lớn khu vực này đã mở cửa cho khách du lịch kể từ năm 2011. Tuy nhiên ở một số khu vực, chẳng hạn như "nghĩa trang máy móc" - nơi các phương tiện, khí tài được sử dụng để khắc phục sự cố Chernobyl sau đó bị vứt bỏ tại làng Rossokha, vẫn còn hết sức nguy hiểm và không dành cho khách tham quan.

Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl nằm ở thị trấn Pripyat, Ukraina, cách 18 km về phía tây bắc thành phố Chernobyl, 16 km từ biên giới Ukraina và Belarus, và khoảng 110 km phía bắc Kiev. Nhà máy có 4 lò phản ứng, mỗi lò có thể sản xuất ra 1 gigawatt (GW) điện (3,2 gigawatts nhiệt điện), và cả 4 lò phản ứng sản xuất ra khoảng 10% lượng điện của Ukraina ở thời điểm xảy ra vụ tai nạn.

Việc xây dựng nhà máy được bắt đầu từ thập kỷ 1970, lò phản ứng số 1 bắt đầu hoạt động năm 1977, tiếp theo là lò phản ứng số 2 (1978), số 3 (1981), và số 4 (1983). Thêm hai lò phản ứng nữa (số 5 và số 6, mỗi lò cũng có khả năng sản xuất 1 gigawatt) đang được xây dựng ở thời điểm xảy ra tai nạn. Bốn tổ máy phát điện đó sử dụng lò phản ứng kiểu RBMK-1000.

Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vẫn tiếp tục sản xuất điện thêm 14 năm sau thảm hoạ và chỉ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2000 do sức ép của quốc tế. Một vùng cách ly có bán kính 30 km được thiết lập quanh Chernobyl và đây là một trong những điểm nhiễm phóng xạ đậm đặc nhất trên hành tinh hiện nay.

Du khách đổ xô thăm chứng tích thảm họa hạt nhân Chernobyl

Các nhà khoa học trước đó đã đánh giá Chernobyl như một địa điểm độc đáo của thế giới, nơi thiên nhiên dần trở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo V.Cường ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN