Lễ hội độc đáo đàn ông Vanuatu bán khỏa thân thực hiện cú nhảy “tử thần” hút du khách

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Một trong những “đặc sản” khiến Vanuatu trở thành điểm đến thu hút du khách từ khắp thế giới là lễ hội Nagol tại Pentecost, với những cú nhảy thót tim kiểu “lặn cạn” trứ danh.

Cư dân Pentecost nhảy múa khích lệ các chàng trai trong lễ hội Nagol. (Ảnh: Wikipedia)

Cư dân Pentecost nhảy múa khích lệ các chàng trai trong lễ hội Nagol. (Ảnh: Wikipedia)

Du khách thót tim với màn "lặn cạn" đặc sắc và kịch tính của lễ hội

Vanuatu là một đảo quốc thuộc châu Đại Dương, ở phía tây nam Thái Bình Dương, phía đông Australia, với dân số chỉ khoảng 300 ngàn người.

Trước năm 1980 Vanuatu có tên gọi là New Habrides, thuộc sự đồng trị của cả Anh và Pháp. Người Việt Nam thời đó thường gọi Vanuatu là Tân Đảo vì thực dân Pháp thường mộ phu từ khu vực Đông Dương đưa sang đó khai phá và canh tác đồn điền.

Cư dân phía nam đảo Pentecost hào hứng tham dự lễ hội Nagol.

Cư dân phía nam đảo Pentecost hào hứng tham dự lễ hội Nagol.

Pentecost là một trong 83 hòn đảo tạo nên quốc đảo Vanuata, cách thủ đô Port Vila 190km về phía bắc, với dân số chưa đầy 20 ngàn người. Tại đây vào khoảng thời gian từ giữa tháng 4 tới tháng 6 hàng năm diễn ra lễ hội Nagol (hay còn gọi là N’gol) rất đặc sắc và đầy kịch tính. 

Điểm nhấn của lễ hội là những cú nhảy "tử thần" trên mặt đất theo kiểu "lặn cạn", được các chàng trai trẻ thực hiện nhằm mục đích cầu cho mùa màng (lúc đó là mùa khoai mỡ) bội thu và chứng tỏ họ đã là những người đàn ông trưởng thành mạnh mẽ và khéo léo.

Lễ hội Nagol với cú nhảy kiểu "lặn cạn" đã được nhiều thế hệ cư dân trên đảo Pentecost thực hiện từ hàng thế kỷ qua. (Ảnh: Vanuatu Tourism Office)

Lễ hội Nagol với cú nhảy kiểu "lặn cạn" đã được nhiều thế hệ cư dân trên đảo Pentecost thực hiện từ hàng thế kỷ qua. (Ảnh: Vanuatu Tourism Office)

Lễ hội Nagol được mệnh danh là một trong những nghi thức đáng sợ nhất hành tinh, nhưng rất cuốn hút các du khách thích trải nghiệm cảm giác mạnh kiểu độc lạ.

Lễ hội được tổ chức công phu bao gồm các màn nhảy múa truyền thống, với những người tham gia nam chỉ quấn nambas (kiểu như chiếc khố nhỏ che dương vật), nữ mặc váy cỏ. Bầu không khí nóng lên rất nhanh khi mặt đất rung chuyển dưới những cú dậm chân và nhảy múa cổ vũ, trong khi đám đông khán giả hồi hộp tập trung dưới chân tháp chờ đón những "thợ lặn cạn" tiếp đất an toàn.

Một cú tiếp đất thót tim khán giả.

Một cú tiếp đất thót tim khán giả.

Theo một số nguồn tin, lễ hội Nagol bắt nguồn từ truyền thuyết liên quan tới một một cô gái chạy trốn khỏi cuộc hôn nhân bất hạnh của mình. Bị chồng truy đuổi ráo riết trong rừng, cô trèo lên cây cao, rút dây nho tươi cuốn vào mắt cá chân và cố gắng nhảy xuống đất an toàn. Còn chồng cô không may ngã chết.

Hồi hộp chờ mong màn tiếp đất thành công của một "thợ lặn cạn" can đảm. (Ảnh: Laurent Gass Photography)

Hồi hộp chờ mong màn tiếp đất thành công của một "thợ lặn cạn" can đảm. (Ảnh: Laurent Gass Photography)

Để thực hiện nghi thức lễ hội Nagol đàn ông phải tránh quan hệ với phụ nữ trong hai tuần

Ngày nay nghi thức lễ hội này được cho là thể hiện sự nhập môn của các chàng trai muốn chứng minh sức mạnh của mình, đồng thời tầm cao cú nhảy của họ cũng được coi như điềm báo trước mức độ mùa màng bội thu.

Để thực hiện những cú nhảy nguy hiểm đó, các cậu bé bản địa phải tập luyện từ lúc mới khoảng 7 tuổi, bằng cách nhảy xuống từ các tháp gỗ nhỏ chỉ với sợi dây nho tươi quấn quanh chân.

Kiểu "lặn cạn" này được cho là gốc rễ nguyên thủy của cú nhảy Bungee. (Ảnh: Vanuatu Tourism Office)

Kiểu "lặn cạn" này được cho là gốc rễ nguyên thủy của cú nhảy Bungee. (Ảnh: Vanuatu Tourism Office)

Tới lúc muốn được công nhận là đàn ông, các chàng trai phải nhảy từ tháp cao 30m cũng chỉ với sợi dây nho tươi có chiều dài được tính toán sao cho khi lao xuống thì đầu chỉ vừa chạm đất. Do dây nho không đàn hồi nên nếu tính sai dù chỉ 10cm cũng có thể là trong lằn ranh giới mỏng manh giữa sự sống và cái chết hoặc chí ít cũng bị thương.

Để xây dựng tháp gỗ phục vụ lễ hội Nagol, những người đàn ông và nam thanh niên địa phương thường phải ở tập trung một chỗ, tránh quan hệ với phụ nữ để giữ mình thanh sạch trong suốt 5 tuần. Họ cùng nhau vào rừng tìm những cây gỗ tốt, vạt sạch cành lá rồi chẳng buộc vào nhau bằng dây nho tươi. Sau đó đặt các tấm ván gỗ ở những độ cao khác nhau (từ 20-30m) và gắn chặt đế tháp xuống đất.

Một thanh niên nhảy Bungee tại hồ Interlaken, Thụy Sĩ. (Ảnh: Alan Light)

Một thanh niên nhảy Bungee tại hồ Interlaken, Thụy Sĩ. (Ảnh: Alan Light)

Lễ hội Nagol được coi là nguồn cảm hứng cho ông Kiwi AJ Hackett - doanh nhân người New Zealand, sinh năm 1958, phát minh ra kiểu nhảy Bungee và phổ biến môn thể thao mạo hiểm này, sau khi xem màn "lặn cạn" trong lễ hội Nagol.

Kiwi AJ Hackett đã nhảy Bungee từ tháp Eiffel xuống năm 1987, rồi trở thành nhà điều hành nhảy Bungee lâu năm nhất thế giới sau khi thành lập địa điểm Bungee thương mại đầu tiên năm 1988 mang tên AJ Hackett Bungy. Trong khi đó các nhóm bản địa của Vanuatu tới nay vẫn đấu tranh để được công nhận kiểu "lặn cạn" của họ là gốc rễ nguyên thủy của cú nhảy Bungee.

Lạ kỳ bộ lạc Himba chỉ tắm nước một lần trước khi cưới và làm sạch người bằng những giọt mồ hôi

Bộ lạc Himba nổi tiếng là những người chăn gia súc duyên dáng, rất chú trọng làm đẹp bằng đất đỏ, cùng bí quyết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Linh Quyên ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN