Làng nghề làm nhang truyền thống trăm năm Lê Minh Xuân tất bật cuối năm

Sự kiện: Tết Ất Tỵ 2025
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Một làng nghề được xem là lâu đời nhất của TP.HCM với tuổi đời ngót nghét đã gần 100 tuổi lại đang tất bật vào vụ mùa cuối năm, nhưng bên cạnh đó là nét thoáng buồn cho những con người đang cố gắng níu giữ nghề truyền thống này.

Lịch sử và giá trị truyền thống của làng nghề lâu đời nhất Sài thành 

Trong tiết trời cuối năm, làng nghề làm nhang ở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM, dù không còn nhộn nhịp như trước nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống gần trăm năm tuổi. 

Dọc con đường dẫn vào làng nghề truyền thống này, dễ dàng bắt gặp đâu đó 1 vài sào phơi nhang được bày biện thẳng tắp với những màu sắc rực rỡ gây ấn tượng cho những ai lần đầu đến với nơi này. 

Làng nghề làm nhang truyền thống trăm năm Lê Minh Xuân tất bật cuối năm - 1

Làng nghề làm nhang truyền thống trăm năm Lê Minh Xuân tất bật cuối năm - 2

Những ngày cuối năm, làng nhang lâu đời nhất TP.HCM tất bật chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán sắp đến.

Những ngày cuối năm, làng nhang lâu đời nhất TP.HCM tất bật chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán sắp đến.

Làng nhang Lê Minh Xuân chính là làng nghề lâu đời nhất TP.HCM và từng là một trong những trung tâm sản xuất nhang lớn nhất khu vực Nam Bộ. Tuy nhiên, dưới áp lực của thời gian và những thay đổi kinh tế - xã hội, làng nghề này đang đứng trước những thách thức không nhỏ và nguy cơ mai một, chỉ còn hoạt động với 50% sản lượng so với trước.

Làng nghề làm nhang Lê Minh Xuân được hình thành từ đầu thế kỷ 20, gắn liền với đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Những nén nhang thơm mang ý nghĩa kết nối con người với tổ tiên, thể hiện lòng thành kính trong các dịp lễ, Tết đã từ lâu không thể thiếu trong mỗi gia đình.

Cũng chính vì vậy nên nghề làm nhang ở đây không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn là niềm tự hào của bao thế hệ.

Làng nghề làm nhang truyền thống trăm năm Lê Minh Xuân tất bật cuối năm - 4

Những ngày này đi dọc con đường dẫn vào làng nhang Lê Minh Xuân dễ dàng bắt gặp 1 vài sào phơi nhang được bày biện thẳng tắp với những màu sắc rực rỡ gây ấn tượng cho những ai lần đầu đến với nơi này. 

Những ngày này đi dọc con đường dẫn vào làng nhang Lê Minh Xuân dễ dàng bắt gặp 1 vài sào phơi nhang được bày biện thẳng tắp với những màu sắc rực rỡ gây ấn tượng cho những ai lần đầu đến với nơi này. 

Vào năm 2014, làng nghề này được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP.HCM công nhận là làng nghề truyền thống. Đến năm 2020, làng nhang vẫn có 3 tổ hợp tác hoạt động với hơn 100 thành viên, tập trung tại ấp 2 và ấp 3. Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài năm, nhiều hộ dân đã phải bỏ nghề vì thị trường thu hẹp, chi phí sản xuất tăng cao, và nhu cầu tiêu dùng giảm sút.

Làng nghề làm nhang truyền thống trăm năm Lê Minh Xuân tất bật cuối năm - 6

Tại các xưởng làm nhang truyền thống, nhang sạch ở làng Lê Minh Xuân những người thợ lâu năm, lớn tuổi vẫn đang cặm cụi thao tác thoăn thoắt để hoàn thành các bó nhang kịp cung ứng cho thị trường cuối năm.

Tại các xưởng làm nhang truyền thống, nhang sạch ở làng Lê Minh Xuân những người thợ lâu năm, lớn tuổi vẫn đang cặm cụi thao tác thoăn thoắt để hoàn thành các bó nhang kịp cung ứng cho thị trường cuối năm.

Chị Nguyễn Cấp Vũ Thúy, chủ xưởng nhang Minh Phước, chia sẻ rằng thời điểm trước đại dịch COVID-19, nghề làm nhang mang lại cuộc sống ổn định cho bà con nơi đây. Nhưng từ khi dịch bệnh xảy ra, làng nghề gặp nhiều khó khăn.

"Giá nguyên liệu tăng, nhu cầu giảm, mà thị trường lại không ổn định. Hồi trước, chúng tôi có thể dự trữ hàng từ tháng 9 để chuẩn bị cho mùa Tết, nhưng bây giờ chỉ làm theo đơn đặt hàng vì sợ ế ẩm. Chi phí vận chuyển cũng tăng khiến việc nhập nguyên liệu trở nên khó khăn hơn", chị Thúy tâm sự.

Làng nghề làm nhang truyền thống trăm năm Lê Minh Xuân tất bật cuối năm - 8

Làng nghề làm nhang truyền thống trăm năm Lê Minh Xuân tất bật cuối năm - 9

Làng nhang mấy năm nay gặp nhiều khó khăn vì hàng đi chậm, trong khi đó nguyên vật liệu như bột nhang, tăm nhang... có tăng nhưng giá bán không tăng.

Làng nhang mấy năm nay gặp nhiều khó khăn vì hàng đi chậm, trong khi đó nguyên vật liệu như bột nhang, tăm nhang... có tăng nhưng giá bán không tăng.

Khó khăn chồng chất và quyết tâm bám nghề của những “cao niên” 

Nhiều hộ dân làm nghề lâu năm tại làng nhang Lê Minh Xuân hiện phải giảm quy mô hoặc nghỉ hẳn vì không đủ sức cạnh tranh. Chị Trần Thị Thanh, người gắn bó với nghề gần 20 năm, cho biết hiện tại chỉ còn khoảng 50% số hộ trong làng tiếp tục làm nhang. 

“Một ngày làm cực lắm mới kiếm được 200 nghìn đồng, nhưng cũng phải chờ bán hàng rồi mới có tiền. Lũ trẻ bây giờ chẳng ai chịu nối nghiệp vì nghề này vất vả quá", chị Thanh bộc bạch.

Làng nghề làm nhang truyền thống trăm năm Lê Minh Xuân tất bật cuối năm - 11

Ngoài những vấn đề về thị trường, chi phí vận chuyển tăng cũng là một gánh nặng lớn. Các quy định mới về hạn chế xe tải lớn vào làng khiến bà con phải thuê phương tiện nhỏ để trung chuyển nguyên liệu, đội thêm chi phí hàng triệu đồng mỗi chuyến.

Trong khi đó, chị Thúy, chủ xưởng nhang Minh Phước giải thích: "Hồi trước, xe lớn chở nguyên liệu vào làng, giờ bị cấm, nên phải tăng bo từng chuyến. Mỗi lần như vậy tốn vài triệu, mà lợi nhuận lại chẳng được bao nhiêu. Chúng tôi rất mong chính quyền hỗ trợ cải thiện đường sá, tạo điều kiện để bà con tiếp tục gắn bó với nghề”.

Làng nghề làm nhang truyền thống trăm năm Lê Minh Xuân tất bật cuối năm - 12

Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ máy móc đã làm thay đổi mô hình sản xuất. Những công đoạn thủ công như se nhang, phơi nhang dần bị thay thế bởi máy móc hiện đại, làm tăng năng suất nhưng lại giảm cơ hội việc làm cho người lao động. Trước đây, làng nghề cần tới hàng trăm công nhân làm việc mỗi ngày, nay chỉ cần vài chục người là đủ để đảm bảo sản lượng.

Dù đối mặt với muôn vàn khó khăn, nhiều người dân lớn tuổi ở làng nghề làm nhang Lê Minh Xuân vẫn quyết tâm giữ nghề truyền thống. Với họ, làm nhang không chỉ là kế sinh nhai mà còn là cách duy trì bản sắc văn hóa.

Làng nghề làm nhang truyền thống trăm năm Lê Minh Xuân tất bật cuối năm - 13

Làng nghề làm nhang truyền thống trăm năm Lê Minh Xuân tất bật cuối năm - 14

Chủ xưởng nhang Minh Phước chia sẻ: "Tôi yêu nghề này. Nó giúp tôi tự chủ thời gian, phù hợp với cả người lớn tuổi và trẻ em. Nhưng để làng nghề phát triển, chúng tôi cần sự hỗ trợ từ chính quyền về chính sách, đường xá và thị trường tiêu thụ. Hy vọng rằng nghề làm nhang sẽ không bị mai một”.

Trong không khí se lạnh cuối năm, những nén nhang tỏa hương khắp làng gợi nhắc về truyền thống lâu đời và niềm tin vào tương lai. Làng nhang Lê Minh Xuân vẫn đang cố gắng gìn giữ "lửa nghề" giữa bối cảnh khó khăn. 

Làng nghề làm nhang truyền thống trăm năm Lê Minh Xuân tất bật cuối năm - 15

Hy vọng, với sự chung tay của cộng đồng và sự quan tâm từ chính quyền, làng nghề trăm năm này có thể vượt qua thách thức, tiếp tục lan tỏa giá trị văn hóa đến nhiều thế hệ mai sau.

Chỉ với 50.000 đồng, bạn đã có thể bước chân vào một không gian đặc biệt tại làng tăm hương Quảng Phú Cầu ở huyện Ứng Hòa, cách trung tâm Hà Nội...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Nam ([Tên nguồn])
Tết Ất Tỵ 2025 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN