Làng Hương Phia Thắp - Ấn tượng vẻ đẹp mộc mạc ở từng ngôi nhà
Một lần lỡ đường tìm chỗ ngủ và tình cờ biết đến ngôi làng này. Bạn gặp bất kỳ người dân nào họ cũng tươi cười chào rất vui vẻ.
Nụ cười thân thiện của người làm hương với du khách.
Năm 2018, trong một lần lỡ đường tìm chổ ngủ và tôi tình cờ mình biết đến ngôi làng này. Quá ấn tượng về vẻ đẹp mộc mạc từng ngôi nhà, cảnh quan cùng sự thân thiện của người dân nơi đây nên lần đó tôi đã ở lại làng 1 tuần, để cảm nhận cuộc sống nơi đây và lang thang đến từng nhà ở làng Hương này.
Đây là ngôi làng mà hầu hết nhà ở đây làm nghề nhang, bên cạnh việc trồng trọt chăn nuôi.
Bất kỳ người dân nào gặp bạn họ cũng tươi cười chào rất vui vẻ, bạn có thể đến từng ngôi nhà ngồi chơi và thoải mái chụp hình mà không gặp phải sự khó chịu từ họ.
Lần thứ 4 quay trở lại đây, tôi không còn có được cái cảm giác như xưa nữa, những ngôi nhà mái tôn tường gạch kiên cố đã dần thay cho những ngôi nhà tranh vách đất, những chòi lá cũng được thay bằng bạt cao su...
Vẫn biết phải thay đổi theo sự phát triển của xã hội nhưng vẫn có chút nuối tiếc về hình ảnh ngôi làng hương năm xưa.
Câu nói "Nơi đẹp nhất là nơi chúng ta chưa từng đi qua, khoảng thời gian đẹp nhất là khoảng thời gian không thể quay trở lại" thỉnh thoảng lại thấy đúng.
Nhà sàn với vách được làm bằng đất của người Nùng ở làng Hương.
Nuối tiếc về hình ảnh ngôi làng Hương năm xưa.
Một công đoạn của quá trình làm hương.
Tình cờ gặp một người ở Hà Nội đến vẽ tranh, anh cũng muốn lưu giữ vẻ đẹp nơi đây.
Những đứa trẻ thong dong đạp xe trong làng quê mình.
Nghề làm hương của người dân làng Phia Thắp đã có từ lâu đời, nhưng không biết ai là “ông tổ” đã mang nghề về làng. Được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cả làng ai cũng biết làm hương.
Hương Phia Thắp được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên ở vùng miền núi đá vôi: Cây mai (tiếng Tày là “mạy mười”) để làm que, vỏ cây gạo, mùn cưa và đặc biệt là lá cây bầu hắt - một loại lá cây trên rừng dùng để làm keo kết dính các chất liệu lại với nhau. Làm hương không khó nhưng phải qua nhiều công đoạn: Cây mai được cắt thành từng khúc dài khoảng 40cm, rồi chẻ thành từng thanh nhỏ như đầu đũa, vót sạch. Lá cây bầu hắt, vỏ cây gạo đem xát nhỏ, trộn với mùn cưa. Nhúng que mai vào nước pha với bột lá cây bầu hắt để tạo chất kết dính, sau đó tẩm 4 lần hỗn hợp bột lá cây bầu hắt, vỏ cây gạo, mùn cưa để được que hương.
Que hương sau khi phơi khô sẽ được nhuộm chân màu đỏ rồi lại đem phơi tiếp trước khi được buộc thành từng bó đem bán ở các chợ phiên.
Làm hương không chỉ đem lại thu nhập cho người dân làng Phia Thắp, nó còn góp phần bảo tồn một nghề truyền thống của người Nùng An - một nét đẹp mang đậm bản sắc dân tộc gắn liền với tục thắp hương của người Việt ở Non Nước Cao Bằng.
Nguồn: [Link nguồn]
Du lịch Phú Yên, Nga cùng mọi người hết sức ngỡ ngàng trước vẻ đẹp bình yên và thơ mộng ở vùng đất “xứ hoa vàng cỏ xanh”.