Lạc vào rừng ‘hoa hương’ ngát mùi thơm lại bắt mắt những ngày cuối năm

Từ những chân hương, người dân tinh tế sắp đặt tạo nên bông hoa như thật, đủ sắc màu và thơm ngát mùi hương mới ở hai bên đường dịp cuối năm.

Ngày Tết cũng như ngày rằm..., cây hương được người dân thành tâm thắp lên bàn thờ gia tiên, ông bà... Những ngày cuối năm, sắp Tết truyền thống của dân tộc, hương được người dân chuẩn bị để phục vụ cho dịp quan trọng nhất năm.

Bà Tuyết rạng ngời bên thành phẩm của mình làm ra.

Bà Tuyết rạng ngời bên thành phẩm của mình làm ra.

Trông như những bông hoa khoe sắc dịp cận kề cái Tết.

Trông như những bông hoa khoe sắc dịp cận kề cái Tết.

Ở mảnh đất Cố đô Huế, làng hương Thủy Xuân từ lâu đã nổi danh khắp vùng là nơi lớn nhất sản xuất ra những cây hương phục vụ dịp lễ, Tết.

Lung linh màu sắc.

Lung linh màu sắc.

Trên tờ lịch điểm những ngày âm lịch tháng 12, chỉ còn khoảng 3 tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán. Hòa chung không khí với các làng nghề khác của xứ Huế, các cơ sở làm hương ở phường Thủy Xuân đang tất bật ngày đêm để cho ra đời những cây hương chất lượng.

Các bó chân hương rực rỡ sắc màu.

Các bó chân hương rực rỡ sắc màu.

Dịp Tết là lúc người dân bận rộn hơn cả, bởi đây là thời điểm thị trường có nhu cầu rất lớn đối với sản phẩm không thể thiếu trong dịp Tết.

Qua bàn tay sắp đặt của người dân, những bó chân hương như trở nên có hồn hơn.

Qua bàn tay sắp đặt của người dân, những bó chân hương như trở nên có hồn hơn.

Ghi nhận ở dọc đường Huyền Trân Công Chúa, những ngày này, mùi hương tỏa khắp nơi, những bó chân hương vàng, đỏ, xanh... tạo thành những bông hoa tuyệt đẹp. Nói không quá, ngay cả những người khó tính cũng trở nên mềm lòng trước vẻ đẹp của những cây hương do chính tay người dân nơi đây sắp xếp nên.

Bà Tuyết phơi chân hương.

Bà Tuyết phơi chân hương.

Để có cây hương cứng, chắc và không bị mọt, chân hương phải được làm từ cây tre không quá non hay quá già.

Để có cây hương cứng, chắc và không bị mọt, chân hương phải được làm từ cây tre không quá non hay quá già.

Đang lân la chụp ảnh “hoa hương”, chúng tôi gặp bà Tôn Nữ Ánh Tuyết với nụ cười hiền từ trên môi. Ngoài 70 mùa xuân, bà Tuyết luôn xuất hiện trên các khung hình của du khách khi họ đến tham quan làng hương Thủy Xuân. Bà Tuyết thân thiện, mến khách. Bà mang lại cho biết bao du khách cảm giác gần gũi như người thân quen lâu ngày mới gặp lại.

Chân hương chẻ xong sẽ được nhuộm, tùy theo màu sắc mà khách hàng yêu cầu.

Chân hương chẻ xong sẽ được nhuộm, tùy theo màu sắc mà khách hàng yêu cầu.

Vừa đạp chiếc máy làm chân hương, bà Tuyết nhẹ nhàng nói, nghề làm hương đã gắn liền với cuộc đời bà. Ngay từ ngày còn nhỏ, bà đã tiếp xúc với những cây hương đầy màu sắc. Những ngày cận kề Tết, ngoài làm hương vào ban ngày, bà còn tranh thủ làm vào ban đêm để cung ứng ra thị trường.

Đủ sắc màu.

Đủ sắc màu.

Hiện nay, làng hương này có trên 40 hộ làm hương trầm, chủ yếu ở đường Huyền Trân Công Chúa. Ở hai bên con đường này, có hàng trăm nghìn bó chân hương lung linh màu sắc. Qua bàn tay tài hoa của họ, các bó chân hương được bày trí như những bông hoa xinh tươi. Màu sắc rực rỡ cùng mùi hương thơm thoang thoảng như báo hiệu một cái Tết nữa lại về…

Những cây hương được hình thành.

Những cây hương được hình thành.

Để có được bó hương thành phẩm phục vụ vào dịp Tết phải trải qua nhiều công đoạn như chẻ chân hương, làm bột, se hương, phơi hương…

Ngày nay có máy móc hỗ trợ nên công việc đỡ vất vả hơn.

Ngày nay có máy móc hỗ trợ nên công việc đỡ vất vả hơn.

Nguyên liệu chính để làm hương là thân cây trầm dó. Bột trầm nghiền mịn trộn với keo thực vật, nước tạo độ kết dính, nhồi thành khối. Sự kết dính này hoàn toàn không ảnh hưởng đến mùi thơm của sản phẩm và không gây hại đến người tiêu dùng. Ngoài bột trầm, còn làm hương với bột quế. 

Nghề làm hương trải qua hàng trăm năm, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước...

Nghề làm hương trải qua hàng trăm năm, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước...

Muốn cây hương đẹp và cháy tốt, công đoạn se hương cần bàn tay thuần thục của người thợ. Trước đây, họ se hương thủ công nhưng nay đã dùng máy để tạo ra những cây hương đẹp, đều. 

Chỉ mất vài giây, bột trầm đã bao quanh chân hương.

Chỉ mất vài giây, bột trầm đã bao quanh chân hương.

Hương trầm chủ yếu được phơi nắng, chứ không đưa vào lò sấy vì phơi nắng làm hương khô tự nhiên, giữ được mùi thơm. Sau cùng, hương được đóng gói, đưa ra thị trường. 

Mang hương đi phơi.

Mang hương đi phơi.

Theo tìm hiểu, nghề hương ở phường Thủy Xuân cung cấp nguồn hương phục vụ đời sống tâm linh người dân Huế và ngoài tỉnh. Đây cũng là nơi thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm. Họ được xem người thợ làm hương, được tự tay làm ra cây hương thơm. Dịch bệnh cũng đã khiến lượng khách đến tham quan ít hơn trước.

Sự hiện diện của cây hương làm cho cái Tết thêm phần đầm ấm hơn.

Sự hiện diện của cây hương làm cho cái Tết thêm phần đầm ấm hơn.

Nơi đây cũng trở thành điểm tới lui của biết bao du khách.

Nơi đây cũng trở thành điểm tới lui của biết bao du khách.

Tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm, nghề làm hương ở Thủy Xuân gắn liền cùng người dân trong mỗi dịp Tết đến Xuân về, mang lại cho đời sống văn hóa thêm một nét đẹp, tưởng nhớ đến gia tiên, ông bà...

Nguồn: [Link nguồn]

6 hòn đảo hoang sơ ở phương Nam thích hợp để ngao du dịp Tết

Nếu bạn là người yêu biển và muốn khám phá những điểm đến mới lạ, không ồn ào, thì 6 hòn đảo với vẻ đẹp hoang...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hải Vân ([Tên nguồn])
Địa điểm du lịch hot 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN