Kỳ lạ vách đá cứ 30 năm “đẻ trứng” 1 lần
Sự kỳ bí của kỳ quan địa chất này khiến cho ai cũng mong muốn được sở hữu cho mình một quả trứng đá.
Trung Quốc là một quốc gia có diện tích rất rộng lớn, do đó có vùng đất này chứa đựng rất nhiều điều kỳ bí mà các nhà khoa học không thể giải thích được. Tại một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Quý Châu có tên là Gulu Zhai, một nơi sinh sống của dân tộc thiểu số suốt 1000 năm xảy ra một điều kỳ lạ không ai có thể giải thích được.
Trên một một núi không tên gần ngôi làng có một vách đá dài khoảng 20m, rộng 6m có những vật thể như những quả trứng dính vào. “Trứng đá” phát triển trên mặt vách đá sau một thời gian sẽ rơi xuống đất. Những quả cầu này có đường kính từ 30-60cm, trọng lượng có khi lên tới 300kg.
Người dân địa phương nói rằng những quả trứng đá tượng trưng cho sự may mắn về đường con cái, giúp các cặp vợ chồng mới cưới đẻ được con trai. Có hơn 100 gia đình sống trong làng và họ đã thu thập được hơn 100 quả trứng đá. Do đó, họ sẽ mang chúng về và thờ cúng trong nhà. Cứ khoảng 30 năm những quả trứng được cho là “trưởng thành” sẽ rơi xuống đất.
Những quả trứng đá có màu xanh lam đậm, thoạt trông như là trứng hóa thạch nhưng không phải. Điều kỳ lạ nhất là những quả trứng thay phiên nhau phát triển theo thời gian, một số quả đang dần nhô ra và đợi một thời gian sẽ rớt xuống.
Mặc dù hiện tượng bí ẩn này đã được báo cáo rộng rãi ở Trung Quốc nhưng các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra lời giải thích chính thức.
Bên cạnh đó, do phong cảnh thiên nhiên độc đáo, ngôi làng trở thành một điểm đến mới thu hút rất nhiều du khách. Vách đá đẻ trứng trở thành khu thắng cảnh được bảo tồn. Cùng với phong tục địa phương độc đáo, người ta tin rằng nơi này sẽ nhanh chóng phát triển và ngày càng có nhiều người biết tới hơn.
Những quả trứng đá ở đây thực chất là gì?
Trong những năm qua, các nhà địa chất ở Trung Quốc đã đưa ra nhiều lời giải thích về hiện tượng này, nhưng vẫn chưa có một thông báo chính thức về trứng đá.
“Một trong những nguyên nhân hình thành lên trứng đá được cho là do các phân tử canxi cacbonat tồn tại ở vùng biển sâu khoảng 500 triệu năm trước, thuộc thời kỳ Cambri”, tiến sĩ Wang Shangyan từ Cục Khai thác và Phát triển Khoáng sản ở tỉnh Quý Châu tuyên bố.
Trong một cuốn sách, được gọi là “Hiện tượng đáng sợ”, tiến sĩ Wang nói rằng biển đã biến thành những ngọn núi cao theo thời gian. Theo thời gian những quả trứng đá dần lộ ra.
Ý kiến của tiến sĩ Wang đã được giáo sư Xu Ronghua từ Viện Địa chất và Địa vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đồng ý. Nhưng giáo sư Xu cho biết các quả trứng đá được tạo ra từ silicon dioxide.
Để giải thích lý do tại sao các vật thể lại tròn nhẵn, giáo sư Xu nói với trang DW News: “Diện tích bề mặt quả cầu nhỏ nhất so với các hình dạng khác cùng thể tích. Và nước chảy cũng là một yếu tố bào mòn bề mặt đá khiến nó trở nên tròn nhẵn”.
Ông nói thêm rằng những hiện tượng tương tự đã được quan sát ở Beidaihe và Tân Cương.
Black Obelisk là một tấm bia đá tôn vinh Shalmaneser III, nhà vua, kẻ thống trị vĩ đại của Đế chế Assyrian từ năm 1800 đến...
Nguồn: [Link nguồn]