Kỳ lạ phong tục nằm trong quan tài lấy may dịp năm mới của người Thái Lan
“Nằm trong quan tài có nghĩa là chúng ta đang trút bỏ đau khổ khỏi cơ thể và tâm trí” - một người dân Thái Lan chia sẻ khi tham gia nghi lễ kì lạ này ở chùa Wat Bangna Nai.
Nghi lễ cầu may kỳ lạ của người Thái Lan đầu năm mới (Ảnh: Reuters)
Các tín đồ Thái Lan nói rằng đây là nghi lễ tượng trưng cho cái chết và sự tái sinh giúp họ thoát khỏi những điều xui xẻo để có một khởi đầu mới trong năm mới.
Trong khi phần còn lại của thế giới vang lên tiếng pháo hoa và lễ hội đếm ngược chào đón năm mới, một ngôi chùa ở ngoại ô Bangkok của Thái Lan lại diễn ra một nghi lễ đặc biệt: mọi người thờ cúng sau đó nằm bên trong quan tài để tham gia các nghi lễ tang lễ truyền thống. Trên thực tế, điều có vẻ kỳ lạ đối với nhiều người trên thế giới này lại là một nghi lễ quen thuộc được Phật giáo Thái Lan tổ chức vào mỗi năm mới.
Những người tham gia nghi lễ sẽ cầm hoa và hương trên tay khi các nhà sư phủ lên họ những tấm khăn màu hồng và đọc kinh cầu nguyện như cho những người đã khuất.
"Tôi cảm giác mình cũng được tái sinh, trở về cuộc sống một lần nữa và thành một con người mới"- Nutsarang (Ảnh: Reuters)
“Nằm trong quan tài có nghĩa là chúng ta đang trút bỏ đau khổ, khỏi cơ thể và tâm trí. Chúng tôi đến đây để nằm trong quan tài, vì vậy chúng tôi có thể gặp nhiều may mắn và cuộc sống tốt đẹp hơn” - Phitsanu Kiengpradouk một cảnh sát đã nghỉ hưu 67 tuổi chia sẻ. Busaba Yookong, 30 tuổi, tham dự nghi lễ cùng gia đình cho biết việc dự đám tang của chính mình không phải là một trải nghiệm kỳ lạ như người ta vẫn nghĩ.
(Ảnh: Reuters)
Chùa Wat Bangna Nai hiện thu hút tới hơn 100 người mỗi ngày đến làm lễ cầu may hoặc hy vọng một khởi đầu mới. Đối với nhiều người, đại dịch Covid-19 xảy ra kéo dài đặt nhiều áp lực lên cuộc sống của họ càng khiến nghi lễ thêm phần quan trọng. Mỗi người tham gia lễ cầu may đều phải trả phí 100 baht (77.000 đồng) để chuẩn bị hoa, nến, vải. Họ sẽ theo chỉ dẫn của các nhà sư, nằm xuống quan tài với đầu quay về hướng tây (hướng chôn người đã khuất) trước khi đổi chiều nằm.
Không riêng Wat Bangna Nai, nhiều ngôi chùa khác ở Thái Lan cũng tổ chức những lễ cầu may tương tự. Prakru Prapath Waranukij, một nhà sư làm lễ cầu may, cho biết nghi thức này từng nhận nhiều chỉ trích, tranh cãi trên mạng xã hội tuy nhiên ông nghĩ đó là dịp quan trọng để con người suy ngẫm về cái chết. "Nghi lễ nhắc nhở con người rằng đến một ngày họ sẽ qua đời vì thế phải cẩn thận với cách sống hiện tại của mình", sư Prakru nói.
Nguồn: [Link nguồn]
Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn ở nhiều nước tại châu Á, với phong tục khác nhau giữa các nền văn hóa, nhưng có một...