Kỳ lạ ngôi làng không có đàn ông

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Umoja, một ngôi làng ở hạt Samburu, phía bắc Kenya, là nơi chỉ dành cho phụ nữ và do phụ nữ điều hành. Ngôi làng này tương tự như nhiều khu định cư khác của bộ lạc với đồng cỏ và túp lều xung quanh, nhưng có một điểm khác biệt duy nhất: không có đàn ông!

Kỳ lạ ngôi làng không có đàn ông - 1

Làng Umoja ở hạt Samburu, phía bắc Kenya là một cộng đồng đơn giới tính, chỉ có phụ nữ cư trú và không được phép có đàn ông. Vào năm 2017, nhiếp ảnh gia người Ghana, Paul Ninson đã đến thăm để thực hiện bộ ảnh "Ngôi làng không có đàn ông". 

Kỳ lạ ngôi làng không có đàn ông - 2

Umoja nằm gần khu cắm trại khá ấn tượng với khách du lịch đến thăm để khám phá khu bảo tồn động vật hoang dã Maasai Mara nổi tiếng. 

Kỳ lạ ngôi làng không có đàn ông - 3

Umoja, trong tiếng Kiswahili có nghĩa là "sự đoàn kết," là nền tảng của ngôi làng đặc biệt này. Được thành lập vào năm 1990, Umoja là nơi trú ẩn an toàn cho phụ nữ Samburu thoát khỏi bạo lực giới. Ngôi làng là mái nhà cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi, nơi nam giới bị cấm vào để đảm bảo an toàn cho các bé gái và phụ nữ - những người là nạn nhân của bạo lực và lạm dụng tình dục, bị gia đình tẩy chay, hoặc thoát khỏi nạn tảo hôn và cắt xén bộ phận sinh dục nữ.

Kỳ lạ ngôi làng không có đàn ông - 4

Nhiếp ảnh gia người Ghana Paul Ninson lần đầu tiên biết đến những phụ nữ Umoja qua một bài đăng trên blog và quyết định đến Kenya vào năm 2017 để chụp ảnh ngôi làng này. Anh cho biết một phần lý do là anh cảm thấy những câu chuyện này “cần được kể từ góc nhìn của một người châu Phi”. Không liên hệ trước với những người phụ nữ, anh bắt đầu chuyến đi chỉ với thông tin về vị trí của ngôi làng.

Kỳ lạ ngôi làng không có đàn ông - 5

Ngôi làng được thành lập vào năm 1990 bởi Rebecca Lolosoli (trong hình), người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo ngôi làng không có đàn ông này. Sau khi trốn thoát khỏi cuộc hôn nhân với những tháng ngày bị bạo hành, cô đã cùng 15 phụ nữ khác lập nên ngôi làng Umoja.

Kỳ lạ ngôi làng không có đàn ông - 6

Một số thành viên đầu tiên của Umoja đến từ những ngôi làng Samburu xa xôi nằm rải rác khắp thung lũng Rift. Số lượng dân cư trong làng luôn thay đổi, nhưng tại thời điểm đông nhất, ngôi làng này là nơi sinh sống của khoảng 50 gia đình gồm phụ nữ và con cái họ. Umoja không chỉ là nơi ở mà còn là trung tâm giáo dục về quyền phụ nữ. Con trai của các phụ nữ trong làng được phép sống tại đây cho đến khi đủ 18 tuổi.

Kỳ lạ ngôi làng không có đàn ông - 7

Ghana Paul Ninson cho biết, việc tiếp cận ngôi làng là rất khó khăn và anh chỉ được những người phụ nữ chào đón sau khi giải thích mục đích đằng sau chuyến thăm của mình, đồng thời nói thêm rằng họ “rất, rất vui” khi anh cho họ xem những bức ảnh anh chụp.

Một người mẹ và con trai được chụp ảnh tại ngôi làng. Con trai của phụ nữ Umoja được phép sống ở Umoja cho đến khi đủ 18 tuổi.

Một người mẹ và con trai được chụp ảnh tại ngôi làng. Con trai của phụ nữ Umoja được phép sống ở Umoja cho đến khi đủ 18 tuổi.

Kỳ lạ ngôi làng không có đàn ông - 9

Lối sống của những người dân ở đây rất khiêm tốn. Phụ nữ làm việc để kiếm thu nhập, mua thực phẩm và sách vở cho trẻ em trong làng. Cách Umoja khoảng 1km là khu cắm trại nơi nhiều du khách lưu trú khi đến khám phá khu bảo tồn động vật hoang dã Maasai Mara nổi tiếng. Khách du lịch muốn thăm Umoja phải trả một khoản phí vào cửa nhỏ và có thể mua đồ trang sức đính cườm tinh xảo cùng các đồ thủ công khác do phụ nữ Samburu làm.

Kỳ lạ ngôi làng không có đàn ông - 10

“Ngôi làng không có đàn ông” là một trong nhiều loạt ảnh hấp dẫn của Ninson. Anh cho biết mục tiêu của anh là chụp những bức ảnh nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội, môi trường hoặc chính trị và truyền cảm hứng cho mọi người hành động, kích thích suy nghĩ và thảo luận về các chủ đề quan trọng.

Kỳ lạ ngôi làng không có đàn ông - 11

Anh quyết định du lịch đến các quốc gia châu Phi khác để chia sẻ những câu chuyện, dù đã được kể hay chưa, của người dân bản địa. Anh gọi đó là "cách kể chuyện của cộng đồng."

Kỳ lạ ngôi làng không có đàn ông - 12

Ninson cho biết mục tiêu của anh là kết nối mọi người với nhau và với thế giới xung quanh họ, và dự định quay trở lại Umoja trong năm tới.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hàn Ly (Theo edition) ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN