Kỳ lạ bộ tộc Huli ở Papua New Guinea, đàn ông thích làm đẹp và đeo trang sức

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Đàn ông của bộ tộc Huli không chỉ trang điểm, vẽ mặt mà họ còn làm những bộ tóc giả trang trí cầu kỳ và một chiếc rìu có móng vuốt để đe dọa kẻ thù nếu xảy ra xung đột.

Bộ tộc Huli là cộng đồng bản địa lớn nhất ở Papua New Guinea

Đàn ông bộ tộc Huli thích trang điểm, đeo trang sức và đội tóc giả

Đàn ông bộ tộc Huli thích trang điểm, đeo trang sức và đội tóc giả

Bộ tộc Huli là cộng đồng bản địa lớn nhất ở Papua New Guinea - Quốc gia quần đảo thuộc châu Đại Dương ở tây nam Thái Bình Dương. Dân số khoảng 90.000 người, chủ yếu sống ở vùng cao nguyên. Bộ tộc đã sống ở vùng này khoảng 1.000 năm, mãi cho đến năm 1934 sự tồn tại của họ mới được biết đến. Họ sống thành từng nhóm nhỏ, trong các căn lều bằng cỏ, bùn và hàng rào xung quanh. Đàn ông và phụ nữ sống trong lều riêng biệt, ngoài ra còn có lều cho những con heo. Đối với người Huli, heo được xem là thước đo cho sự giàu có và người ta chỉ ăn thịt chúng vào những dịp đặc biệt.

Những phụ nữ Huli thường mặc trang phục đơn giản làm từ cỏ, ít màu sắc. Trái lại, đàn ông của bộ tộc Huli lại để ý tới hình thức và màu sắc luôn sặc sỡ.

Có thể nhận diện những người đàn ông Huli qua khuôn mặt tô vẽ nhiều màu sắc nổi bật và đeo nhiều trang sức. Màu vàng đậm từ đất sét ambua và màu đen, trắng, đỏ tô điểm thêm cho toàn bộ khuôn mặt. Người Huli luôn tự hào là những chiến binh gan dạ, thiện chiến.

Họ cho rằng, màu sắc này không chỉ tạo cảm giác sợ hãi cho kẻ thù mà còn giúp các chiến binh Huli vượt qua nỗi sợ của chính mình, sẵn sàng cho cuộc chiến. Nổi bật nhất là bộ tóc giả được trang trí cầu kỳ, biểu tượng cho sự trưởng thành của các chiến binh.

Đàn ông của bộ tộc Huli làm những bộ tóc giả trang trí cầu kỳ và một chiếc rìu có móng vuốt để đe dọa kẻ thù nếu xảy ra xung đột.

Những người đàn ông của bộ tộc Huli rất dễ nhận diện bởi cách trang điểm và đội tóc giả

Những người đàn ông của bộ tộc Huli rất dễ nhận diện bởi cách trang điểm và đội tóc giả

Làm tóc giả là truyền thống có từ rất lâu và cũng là việc quan trọng đối với đàn ông của bộ tộc Huli. Những đứa bé trai chỉ được mẹ chăm sóc đến 5-6 tuổi, sau đó được giao cho người cha. Khi lên 14-15 tuổi lại ở nơi riêng biệt để chăm sóc, nuôi tóc thật của mình để làm tóc giả. Học viên phải làm ướt tóc 3 lần mỗi ngày, đó là lý do tại sao họ ở gần nguồn nước, khe suối trong rừng. Ngoài ra, họ còn phải tuân theo một chế độ ăn nhất định, kiêng đồ béo và thức ăn cay, dùng khuỷu tay kê đầu khi ngủ, kê cổ bằng khúc gỗ khi nằm… tất cả nhằm giữ tóc khỏe đẹp hơn.

Sau 18 tháng, họ cắt tóc và giao chúng cho một người chuyên làm tóc giả (gọi là Napata). Người này tạo hình và trang trí tóc bằng lông vẹt, lông chim thiên đường, da động vật, hoa, lá… Những bộ tóc giả này phải hoàn thành trước khi họ lấy vợ. Ngoài nuôi tóc, những người đàn ông trẻ tuổi còn ở trong rừng để hoàn thiện kỹ thuật đi săn và phát triển các kỹ năng cần thiết khác giúp họ có được sự tôn trọng và vị trí cao trong cộng đồng.

Trước những dịp lễ hội hoặc tụ họp đặc biệt trong bộ tộc, những người đàn ông mất nhiều giờ để chuẩn bị trang phục, trang điểm, đeo trang sức… Tất nhiên không thể thiếu bộ tóc giả đội trên đầu. Bộ tộc Huli khá thân thiện với người bên ngoài. Bởi nhiều người Huli đã tiếp cận với nền văn hóa và giáo dục hiện đại, sau đó trở về bộ tộc nên không ngạc nhiên khi họ có thể giao tiếp và hướng dẫn du khách thành thạo bằng tiếng Anh.

Nguồn: [Link nguồn]

Kỳ lạ hang động bị bỏ hoang gần Vạn Lý Trường Thành và bộ tộc bí ẩn cổ đại

Những lời đồn về hồn ma xuất hiện bên trong hang động này cũng sẽ được hóa giải sau khi phát hiện ra có hơn 600 bộ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Linh Quyên ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN