Kỳ bí lễ hội Nhảy lửa với chân trần của người Dao ở Hoàng Su Phì
Lễ hội Nhảy lửa là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Dao đỏ ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) minh chứng cho sức mạnh, lòng dũng cảm của con người nơi đây.
“Linh sơn tụ khí” là điều rất khó giải thích nếu nhìn từ góc độ khoa học, nhưng xét theo khía cạnh văn hóa tín ngưỡng, người Việt đã có những hiểu biết rất rõ nét về khí chất anh hùng của những vùng đất linh thiêng ấy. Nếu Nghĩa Lĩnh (Phú Thọ) là núi Tổ của người Việt, đỉnh Ba Vì và núi Sóc gắn liền với 2 vị Thánh trong Tứ bất tử trời Nam, thì Hoàng Su Phì (Hà Giang) được coi là nơi khởi thủy của 12 tộc người Dao.
Sức mạnh siêu nhiên trong huyền sử
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ghi lại truyền thuyết về Bàn Vương - Thủy Tổ của các dòng họ người Dao. Tương truyền, Bàn Hồ, vị tướng do trời giáng xuống đã hóa thành long khuyển để hành thích Cao Vương. Lập được đại công, mang lại thái bình cho dân bản, Bàn Hồ được vua Bình Vương gả con gái và phong vương ban đất. Ông tự xưng là Bàn Vương. Sau này để cai quản lãnh thổ, ông đã ban cho 12 người con mỗi người một họ riêng và cắt cử trông coi các vùng đất. Đó cũng là sự tích khởi nguồn của 12 họ người Dao.
Trai tráng người Dao đỏ xã Thông Nguyên - Hoàng Su Phì tham gia Lễ hội nhảy lửa
Vốn mang trong mình dòng máu của thần tướng, dũng tướng nên người Dao nổi tiếng gan dạ, can cường, anh hùng và tràn đầy dũng khí. Điều đó không chỉ được thể hiện qua các cuộc chiến chống xâm lăng, mà trong ngay những nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng. Tiêu biểu nhất phải kể đến Lễ nhảy lửa.
Khi lửa đã cháy ngùn ngụt, than hồng đỏ rực, cũng là lúc những trai tráng người Dao tham gia nhảy lửa. Họ lần lượt lao vào, tay không cầm từng vốc than đỏ rực tung lên, chân trần nhảy xoay vòng trên than nóng. Than hoa trăm độ được tung lên trong gió cháy rừng rực, tàn lửa vẽ thành những đường cong ánh huyền ảo lạ kỳ… Tất cả tạo nên cảnh tượng vô cùng kỳ bí.
Nhiều du khách không hiểu tại sao chỉ với những đôi chân trần và tay không, họ có thể say mê hòa mình vào lửa, vui chơi với lửa mà không bị bỏng rát. Chỉ biết, bất kể thanh niên trai tráng người Dao nào khi lớn lên cũng mang khí chất của một “truyền nhân lửa”, giàu sức mạnh, lòng dũng cảm dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm.
Theo các nghệ nhân người Dao, ngay bản thân những người tham gia nhảy lửa cũng không hiểu vì sao họ sẵn sàng lao mình vào lửa, bất chấp nguy hiểm, chỉ biết họ như được truyền một trường năng lượng đặc biệt.
Còn các già làng lý giải, sinh sống trên núi cao cùng với các bài thuốc quý, người Dao như được tiếp thêm năng lượng đặc biệt được tích tụ qua hàng nghìn năm. Vì vậy người dân sống ở Hoàng Su Phì luôn khỏe mạnh, dũng cảm, khéo léo và nhanh nhẹn.
Ngày nay, những vị khách “đặc biệt” đến Hoàng Su Phì không chỉ để thưởng ngoạn vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, tìm hiểu giá trị văn hóa vẫn còn “ẩn giấu” dưới “lớp bụi” thời gian, mà ai cũng muốn đặt mình vào một vùng đất linh thiêng, nơi hội tụ và lan tỏa sinh khí giữa trời đất bao la, nơi tĩnh tại để nghĩ và tìm ra nhịp giao cảm với tiền nhân, tìm ra nhịp rung động giữa bản ngã với vẻ kiêu hùng của sông núi.
Trân trọng những giá trị vô hình
Tại Hoàng Su Phì, người Dao vẫn truyền tai nhau về một khu nghỉ dưỡng được chủ nhân người Pháp xây dựng gần 20 năm nay tại xã Thông Nguyên thu hút nhiều du khách. Những vị khách đến đây, ở trong không gian này đều thừa nhận họ cảm thấy được bao bọc, khỏe mạnh, minh triết một cách diệu kỳ khó lý giải.
Panhou Retreat được chủ nhân người Pháp xây dựng gần 20 năm nay thu hút nhiều du khách đến nghỉ dưỡng
Tên khu nghỉ dưỡng, Panhou Retreat, được khởi nguồn từ chính tên của Bàn Vương, vị vua trong truyền thuyết và là thủy tổ của người Dao. Đặt mình vào “điểm giao thoa” giữa vẻ đẹp núi rừng, vị trí lõi di sản, sức mạnh của ý chí kiêu hùng, tinh thần quân vương bất bại, Panhou Retreat đã mang tới những giá trị tinh túy của rừng núi Hoàng Su Phì.
Hơn 90% nhân sự làm việc tại khu nghỉ đều là người bản địa. Với đặc tính khoẻ mạnh, dũng cảm, khéo léo từ trong “mã gen”, họ tự hào với công việc chăm sóc, truyền cảm hứng và tình yêu thiên nhiên tới du khách. Họ không ngại băng rừng lội suối, tìm cho bằng được các loại cây thuốc quý mang về chưng cất thuốc tắm với niềm tin chữa lành bách bệnh hay nâng niu từng búp chè Shan tuyết cổ thụ có độ tuổi hàng trăm năm như những “báu vật” ở Hoàng Su Phì để ủ những ly trà ấm nóng.
Nhiều du khách tiết lộ, đến với Panhou như tìm về nơi thân thuộc để lắng nghe chính mình, tìm ra bản ngã, từ đó nhận về trường năng lượng đặc biệt được khai phóng từ chính nội tại. Họ nhận về sự thông tuệ trong suy nghĩ, sự minh triết trong tinh thần, căng tràn năng lượng cùng ý chí quyết tâm cho một giai đoạn mới.
“Tôi thích sự bình thản nơi đây. Dù có phải gánh trên thân mình bao nhiêu vết thương nhưng những ngọn núi vẫn mặc nhiên đứng đó kiên định, bất khuất, tĩnh tại, nhiệt thành. Hít từng ngụm không khí đầy ắp oxy tôi như được “kích hoạt” trường năng lượng đặc biệt để tìm ra phiên bản tốt nhất của chính mình: Kiên cường, mạnh mẽ, can trường… như những con người của núi rừng Hoàng Su Phì hùng vĩ”, anh Tuấn, một doanh nhân chia sẻ.
Ra đời và phát triển từ cảm hứng giao hòa giữa thiên nhiên hùng vĩ, chiều sâu văn hóa cũng như nhịp đồng điệu có được, Panhou Retreat đã và đang nỗ lực “gói gém” những giá trị hữu hình và vô hình của riêng mảnh đất này để dành tặng du khách.
"Trong mỗi bước đi cùng với thiên nhiên, chúng ta nhận được nhiều hơn những gì ta tìm kiếm. Chỉ khi về với thiên nhiên chúng ta mới được nuôi dưỡng thân - tâm - trí. Mẹ thiên nhiên luôn giúp đỡ, che chở chúng ta với tấm lòng nhân ái. Chúng ta cần biết cách đáp lại sự bao dung đó bằng thái độ tôn trọng, biết ơn và có trách nhiệm hơn về những việc mình làm với môi trường, với du lịch xanh, bền vững”, anh Tuấn nhắn nhủ.
Đến Hà Giang, lần đầu tiên Phương được mặc bộ trang phục truyền thống của dân tộc Lô Lô. Cô nàng rất ấn tượng với những đường kim mũi chỉ, các hoa văn đặc sắc trên...
Nguồn: [Link nguồn]