Không ngờ núi lửa trên sao Hỏa mà cũng phủ đầy băng tuyết
Hình ảnh này được ghi lại trong dịp đầu năm mới nhưng lại từ một hành tinh khác.
Korolev là một núi lửa rộng 82km, nằm ở vùng đất thấp phía bắc sao Hỏa. Thế nhưng bên trong miệng núi lửa này không phải được bao phủ bằng tuyết mà là khối băng dày đến 1.8km. Phần mái vòm bao quanh tạo thành một dòng sông băng nhỏ.
Phần sâu nhất của miệng núi lửa Korolev hoàn toàn là băng bao phủ, không khí khi di chuyển qua lớp băng tạo thành một lớp màng mỏng như sương. Không khí là một chất dẫn nhiệt kém nên càng khiến cho hiệu ứng này mạnh mẽ hơn, giữ cho miệng núi lửa bị đóng băng vĩnh viễn.
Miệng núi lửa này được đặt theo tên của kỹ sư tên lửa và là nhà thiết kế tàu vũ trụ Sergei Korolev, người được mệnh danh là cha đẻ của công nghệ vũ trụ Liên Xô.
Các nhà khoa học đã kết hợp 3 hình ảnh của Korolev Crater lấy từ độ cao 400 km vào ngày 15. Màu sắc trong hình ảnh thu được đã có sự chỉnh sửa sao cho gần giống với màu sắc được nhìn thấy bằng mắt người.
Tàu vũ trụ đã đến quỹ đạo gần 400km vài tuần trước với mục tiêu chính là tìm kiếm loại khí liên quan đến hoạt động địa chất đang hoạt động trên Sao Hỏa.
Hệ thống đã chụp lại hình ảnh tuyệt đẹp này, có một phần miệng hố bị va chạm do vài sự cố nhỏ. Đoàn thám hiểm đã tiến hành thử nghiệm và ghi lại toàn bộ mọi thứ trên Sao Hỏa.
Hình ảnh phát sáng trên vành miệng núi lửa chính là băng. Các nhà khoa học coi đây là tín hiệu của sự sống, đóng góp rất lớn cho các nghiên cứu về carbon dioxide và chu trình nước trên Sao Hỏa.
Ireland thực sự là vùng đất mê hoặc. Những bờ biển đầy lãng mạn, những ngọn đồi xanh, những thị trấn và thành phố...