Không ai nghĩ rằng nơi khắc nghiệt này từng là nơi sinh sống của khủng long trước đây
Trước đây nơi này là môi trường lý tưởng để động thực vật sinh sôi và phát triển, nhưng sau một trận thảm họa, mọi thứ đều bị phá hủy sạch.
Khoảng thời gian từ 66 - 145 triệu năm trước, một thiên thạch đã rơi xuống và phá hủy tất cả. Đây chính là kỷ Phấn Trắng nổi tiếng trong lịch sử loài người. Hơn nữa, người ta đã tìm thấy hóa thạch của khủng long bị chôn vùi trong tuyết ở Nam Cực.
Trong kỷ Phấn Trắng, hầu hết những động vật lớn đều bị tuyệt chủng khỏi trái đất. Tuyết từ những ngọn núi tan chảy, mực nước biển tăng cao nhấn chìm mọi chứ. Người ta cũng tuyên bố rằng Ấn Độ Dương được hình thành trong thời kỳ này. Các nhà nghiên cứu ở 2 cực Bắc và Nam đã tìm thấy hóa thạch của một số loài cây và động vật cần nhiệt của mặt trời để tồn tại. Chúng còn được gọi là loài bò sát máu lạnh. Mặc dù cơ thể của chúng có thể cân bằng được theo nhiệt độ bên ngoài, nhưng chúng cần nhiệt từ sáng sáng mặt trời.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy vỏ hóa thạch của một số loài sinh vật sống trong đại dương để có được ý tưởng về thời đại đó. Thông qua đó, họ cố gắng tìm hiểu xem nhiệt độ của trái đất và biển thay đổi bao nhiêu vào khoảng thời gian nào, đồng thời có bao nhiêu con vật có thể tự thích nghi với sự thay đổi đó.
Tiến sĩ Bryan Huber nói rằng phần phía bắc của Nam Cực khá nóng. Nhiệt độ môi trường ở đây đã thay đổi khi nhiệt độ Trái đất đột ngột tăng lên khiến cho băng tuyết tan chảy, dẫn tới phạm vi biển được mở rộng ra. Do nhiệt độ tăng, các ngọn núi lửa bị tác động và phun trào, carbon dioxide bị giải phóng tăng cao, dẫn đến thảm họa diệt vong tất cả sinh vật.
Ngày nay, Nam Cực được biết tới là một nơi khắc nghiệt với 99% diện tích được bao phủ bởi băng. Đây là nơi lạnh nhất trên Trái đất và có rất ít sinh vật sống sót được. Thế nhưng, khoảng 200 triệu năm trước, Nam Cực rất khác, rất ấm và ẩm ướt, một môi trường thuận lợi cho động thực vật sinh sống, bao gồm cả khủng long.
Nhà cổ sinh vật học Peter Makovicky và Nathan Smith đang loại bỏ đá tại mỏ đá Mount Kirkpatrick chứa hóa thạch khủng long Cryolophosaurus trong chuyến thám hiểm 2010-2011 ở Nam Cực.
Các nhà khoa học đã dành nhiều tháng liền cắm trại trên sông băng ở Nam Cực và khai quật những con thú cổ đại bị chôn vùi trong lớp băng dày. Họ tìm thấy rất nhiều hóa thạch khủng long bên trong lớp băng. Điều này chứng tỏ Nam cực từng là nơi sinh sống của rất nhiều loài khủng long.
Nguồn: [Link nguồn]
Do điều kiện khắc nghiệt mà người dân nơi đây vào mùa đông sẽ sinh sống trong hang và mùa hè thì sống trên những ngọn...