Khó tin nhưng có thật, viên đá ở ngôi làng này lớn dần lên sau mưa và di chuyển

Sự kiện: Du lịch Châu Âu

Khi các nhà khoa học vào cuộc nghiên cứu, họ phát hiện ra nguyên nhân thực sự khiến các tảng đá lớn dần sau mỗi trận mưa.

Có vô số loại đá trên thế giới, hình dáng của chúng cũng rất khác nhau. Hầu hết các loại đá ở bên ngoài, tiếp xúc với gió, cát, mưa theo thời gian sẽ bị bào mòn và thay đổi hình dạng. Thời gian diễn ra quá trình này có lẽ kéo dài hàng chục, hàng trăm năm. Tại một ngôi làng Costesti ở Romania, những tảng đá ở đây rất kỳ lạ, chúng lớn dần mỗi ngày và thậm chí là “mọc chân” trong những ngày mưa. Nó có tên là đá Trovant.

Khó tin nhưng có thật, viên đá ở ngôi làng này lớn dần lên sau mưa và di chuyển - 1

Được biết, những viên đá kỳ diệu ở ngôi làng này sẽ to lên mỗi khi trời mưa. Một số viên trước đây rất nhỏ nhưng sau nhiều năm, nó trở nên to hơn, giống như môt ngọn núi đá nhỏ.

Những viên đá Trovant không chỉ to ra khi “uống nước” mà còn có thể “mọc chân” di chuyển sau đó. Khi trời mưa to, đá ở đây sẽ di chuyển theo một hướng nhất định, không để lại bất kỳ dấu vết gì. Điều kỳ lạ này đã khiến không ít người tìm đến ngôi làng Costesti xem.

Khó tin nhưng có thật, viên đá ở ngôi làng này lớn dần lên sau mưa và di chuyển - 2

Một số chuyên gia và học giả khi nghe thấy tin này đã đến đây để kiểm chứng. Họ muốn sử dụng các phương pháp khoa học để đưa ra lời giải đáp bí ẩn về thứ khiến cho những viên đá này có thể lớn dần lên.

Họ tìm thấy một viên đá và bắt đầu dùng các thiết bị chuyên nghiệp để tách nó ra làm đôi. Sau khi cắt và nhìn rõ cấu tạo bên trong viên đá, các chuyên gia cho biết, nó không giống như một viên đá bình thường mà giống cấu tạo của một cái cây hơn.

Khó tin nhưng có thật, viên đá ở ngôi làng này lớn dần lên sau mưa và di chuyển - 3

Có nhiều đường vân hình tròn và elip bên trong viên đá. Các chuyên gia phỏng đoán rằng, chính vì những đường vân và cấu tạo kỳ lạ này đã khiến những viên đá hút nước và lớn dần sau những trận mưa.

Được biết, trong nước rất giàu các khoáng chất, canxi cacbonat có trong nước mưa được xem là chìa khóa để khiến đá lớn dần lên. Sau mỗi một trận mưa lớn, đá Trovant sẽ hấp thụ canxi cacbonat và kết hợp với những lớp trầm tích có sẵn để tạo nên một lớp lắng đọng theo thời gian. Cứ như vậy, những viên đá nhỏ được tích tụ các lớp và lớn dần sau những trận mưa.

Khó tin nhưng có thật, viên đá ở ngôi làng này lớn dần lên sau mưa và di chuyển - 4

Trovant là một từ đồng nghĩa với thuật ngữ tiếng Đức “Sandsteinkonkretionen”, có nghĩa là cát xi măng. Chúng được cho là một loại bê tông sa thạch tiết ra xi măng và đôi khi có thể phát triển như thể đang sống. Những “viên đá sống” này bao gồm một lõi đá với lớp vỏ bên ngoài là cát.

Có rất ít nghiên cứu về nguồn gốc của những viên đá đang phát triển này ở Romania. Rất nhiều giả thuyết được đưa ra và trong số đó thậm chí bị xem là viển vông. Theo Đại hội Địa chất Quốc tế được tiến hành tại Oslo 2008, những viên đá Trovant này được ví như "bê tông sa thạch" là không chính xác. Việc nghiên cứu những Trovant này bắt đầu ở khu vực Carpathians từ khoảng năm 1883 (Cobalcescu) và đến năm 1900 người ta mới đưa ra ý kiến ​ về nguồn gốc của chúng. 

Khó tin nhưng có thật, viên đá ở ngôi làng này lớn dần lên sau mưa và di chuyển - 5

Người ta nhận thấy rằng, không có sự khác biệt về khoáng vật học giữa các viên đá Trovant và cát xung quanh, không có nhân riêng biệt bên trong chúng, xi măng được nhắc đến là loại cacbonat. Theo một số báo cáo, đã có một bể trầm tích ở khu vực này cách đây khoảng 6 triệu năm và các viên đá Trovant không giống nhau.

Lực hấp dẫn, chấn động địa chấn, chất keo dính, cường độ bám dính giữa các hạt cát và chất lỏng được cho là tham gia vào quá trình này. Cần lưu ý rằng, giả thuyết về nguồn gốc địa chấn của các Trovant này được chứng minh bởi nhiều thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Khó tin nhưng có thật, viên đá ở ngôi làng này lớn dần lên sau mưa và di chuyển - 6

Người ta tin rằng, các Trovant hình cầu hoàn hảo được tìm thấy là do cường độ và thời gian tồn tại của các cổ sinh vật. Đối với sự phát triển của những “viên đá sống” này, một số viên đá nhất định có thể dần dần lớn hơn một chút do hấp thụ nước. Trong trường hợp này, sự tích tụ và lắng đọng của các khoáng chất được kết dính bởi nước giàu canxi cacbonat là lý do.

Những “viên đá sống”ở làng Costesti dường như vẫn đang phát triển mỗi ngày. Vì thế, địa điểm này đã trở thành một nơi thu hút khách du lịch cho Romania. Để bảo vệ những thành tạo địa chất bất thường này, khu bảo tồn thiên nhiên “Muzeul Trovantilor” hay Bảo tàng Trovants đã được xây dựng vào năm 2004 và hiện được UNESCO bảo vệ.

Nguồn: [Link nguồn]

Đến sa mạc nhìn thấy những hòn đá này thì nhớ nhặt, nếu không sau này bạn sẽ rất tiếc

Loại đá này có hình dáng đặc biệt, hình thành từ cát, nước, gió trong suốt hàng nghìn năm nên cực kỳ quý hiếm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Geologyin) ([Tên nguồn])
Du lịch Châu Âu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN