Khám phá nét đặc trưng của lễ hội Té nước mừng năm mới ở Lào, Campuchia và Thái Lan

Sự kiện: Du lịch Châu Á

Lễ hội Té nước bao giờ cũng vui tươi, thu hút rất đông du khách quốc tế hào hứng tham gia.

Tết Bunpimay Lào

Lễ Bunpimay độc đáo tại Lào dịp năm mới

Lễ Bunpimay độc đáo tại Lào dịp năm mới

 Lễ hội Té Nước ở Lào có tên là Bunpimay, thường diễn ra trong 3 ngày từ 13 đến 15/4 theo Phật lịch.

Ngày đầu tiên cũng là ngày cuối của năm cũ, người ta lau dọn nhà cửa sạch sẽ. Buổi chiều, người dân lên chùa làm lễ cúng Phật.

Ngày thứ hai là thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, bất cứ khách nào đến xông nhà hay thăm chùa đều được chủ nhà buộc vào cổ tay một vòng chỉ xanh hoặc đỏ biểu tượng hạnh phúc và sức khỏe.

Lễ hội té nước được du khách mong chờ nhất sẽ bắt đầu vào ngày thứ ba với nhiều hoạt động diễn ra trên khắp đất nước. Việc té nước bắt đầu vào 8h sáng và kết thúc lúc 16h chiều, trước khi mặt trời lặn.

Hình ảnh người dân tham gia lễ tại chùa làm lễ Cúng Phật

Hình ảnh người dân tham gia lễ tại chùa làm lễ Cúng Phật

Hình ảnh người dân tham gia lễ tại chùa làm lễ Cúng Phật

Hình ảnh người dân tham gia lễ tại chùa làm lễ Cúng Phật

Người dân Lào tập trung đến chùa lễ Phật, tắm Phật bằng nước thơm, nghe sư giảng đạo, rồi té nước cho các nhà sư, chùa và cây cối xung quanh chùa. Ngoài ra, người Lào còn té nước vào nhà cửa, dụng cụ lao động và súc vật để gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc một năm mới tốt đẹp và mạnh khỏe. 

Lễ hội té nước tại Lào

Lễ hội té nước tại Lào

Lễ hội té nước tại Lào

Lễ hội té nước tại Lào

Lễ hội té nước tại Lào

Lễ hội té nước tại Lào

Nét đặc trưng của tục té nước trong ngày Tết cổ truyền Bun Pi May ở Lào là khi người dân đến thăm nhau, dù lạ hay quen, dù có hay không có địa vị trong xã hội cũng đều được gia chủ tiếp đón ân cần và thể hiện sự quý trọng bằng những gàu nước dội lên khắp người. Người ta té nước cho nhau thay cho lời chúc năm mới tốt lành, bình an và gặp nhiều may mắn. Người người cầu mong năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ, đất nước thanh bình, thịnh vượng. Người được té nước nhiều, áo quần càng ướt thì càng vui vì tin rằng mình được yêu mến và sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới.

Tết té nước diễn ra trên khắp đất nước Lào nhưng cố đô Luang Prabang và Vang Vieng là hai nơi tập trung nhiều du khách nhất. Dịch vụ lưu trú ở đây cũng rất phong phú, đặc biệt là ở Luang Prabang, du khách có nhiều lựa chọn từ những khách sạn cao cấp đến nhà nghỉ bình dân hoặc homestay dân dã theo phong cách truyền thống. 

Người ta té nước cho nhau thay cho lời chúc năm mới tốt lành, bình an và gặp nhiều may mắn.

Người ta té nước cho nhau thay cho lời chúc năm mới tốt lành, bình an và gặp nhiều may mắn.

Thiêng liêng lễ té nước Chol Chnam Thmay tại Campuchia

Lễ hội Té Nước Chol Chnam Thmay của người Campuchia cũng diễn ra cùng một thời điểm với Lào, từ ngày 13-15 tháng 4 hàng năm. Lễ hội Té Nước là dịp để người dân Campuchia hướng về Đức Phật và mừng năm mới. Trong những ngày này, khắp nơi đều trang trí đèn hoa rực rỡ, nhất là những ngôi chùa, những con đường dẫn đến Hoàng Cung. 

Lễ hội Té Nước Chol Chnam Thmay của người Campuchia

Lễ hội Té Nước Chol Chnam Thmay của người Campuchia

Ngày đầu năm, người dân Campuchia mặc đồ đẹp, lên chùa lễ phật và làm lễ dâng cơm cho các nhà sư trong chùa để thể hiện sự tôn kính và cầu bình an cho cả gia đình. Các phật tử còn làm lễ té nước lên tượng Phật và các vị sư sãi cao niên trong chùa bằng nước thơm để tỏ lòng tôn kính. Sau đó, mọi người từ người già đến trẻ nhỏ vui vẻ té nước vào nhau thay cho lời chúc tốt lành dịp đầu năm. Người Campuchia cũng tổ chức nhiều trò chơi dân gian, ca hát và cùng nhau múa vũ điệu Apsara truyền thống ở các phum sóc.

Lễ hội Té Nước Chol Chnam Thmay của người Campuchia

Lễ hội Té Nước Chol Chnam Thmay của người Campuchia

Lễ hội Té Nước Chol Chnam Thmay của người Campuchia

Lễ hội Té Nước Chol Chnam Thmay của người Campuchia

Giống như người Lào, Campuchia cũng có tục lệ đắp núi cát. Họ đắp cát thành 8 hoặc 4 ngọn núi nhỏ ở các hướng và 1 ngọn núi lớn ở trung tâm, tượng trưng cho vũ trụ để cầu mưa thuận gió hòa, cầu hạnh phúc cho mọi người. Ở một số vùng, người dân Campuchia còn thay thế cát bằng gạo, bánh hoặc trái cây.

Bất kể độ tuổi, giới tính, màu da, chủng tộc đều hòa vào màn té nước vui nhộn, tưng bừng cùng với những dụng cụ đơn giản như xô, chậu, súng nước, bóng nước… Bên cạnh đó là sự hỗ trợ nước từ các xe bồn lớn càng làm cho không khí buổi lễ thêm phần náo nhiệt và sôi động.

Lễ hội té nước Songkran tại Thái Lan

Lễ hội té nước Songkran tại Thái Lan

Lễ hội té nước Songkran tại Thái Lan

 Tại “xứ chùa vàng”, lễ hội té nước đầu năm được gọi là Songkran, kéo dài từ 12/4 đến 15/4. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm bày tỏ lòng tôn kính. Họ sẽ dành thời gian này để quây quần bên gia đình và bạn bè.

Vào ngày đầu tiên của lễ Songkran, người Thái sẽ thực hiện nghi thức Rod Nam Dum Hua – những người trẻ tuổi sẽ rót nước thơm vào lòng bàn tay của những người lớn tuổi trong nhà với cử chỉ thành kính nhất để cầu phúc cho họ. Ngày thứ hai của lễ Songkran được xem là Ngày của gia đình. Cả nhà sẽ thức dậy vào sáng sớm và mang lương thực để biếu cho các thầy tu, sau đó mọi người sẽ dành cả ngày còn lại bên nhau. 

Lễ hội té nước đầu năm Songkran

Lễ hội té nước đầu năm Songkran

Hoạt động này mang ý nghĩa gột sạch những điềm xấu, đón chào năm mới may mắn hơn. Vì thế, ai càng bị ướt, càng được xem là sẽ gặp vận may lớn.

Mỗi vùng ở Thái Lan lại có tập tục và cách đón Songkran đôi chút khác biệt. Chẳng hạn, thủ đô Bangkok thường là nơi tổ chức các hoạt động chào mừng lớn nhất. Tuy vậy, du khách lại được khuyến nghị nên tới Chiang Mai – nơi được mệnh danh là "thủ đô" của Songkran với lễ hội té nước đầy màu sắc.

Khám phá nét đặc trưng của lễ hội Té nước mừng năm mới ở Lào, Campuchia và Thái Lan - 13

Lễ hội té nước đầu năm Songkran

Lễ hội té nước đầu năm Songkran

Người Chiang Mai thường sửa soạn từ trước đó cả tháng, lo trang hoàng lại nhà cửa, chùa chiền. Với quan niệm càng ướt càng vui và hạnh phúc, dân bản địa nơi đây chuẩn bị kỹ các dụng cụ té nước vào người nhau.

Sau khi vui thỏa với việc chúc phúc bằng nước, họ bắt đầu ăn mừng suốt ba ngày. Songkran còn là dịp nghĩ tới những người đã khuất nên dân cư Chiang Mai thường chuẩn bị những bữa ăn thịnh soạn để cúng tổ tiên, sau đó mới vui chơi. Cũng trong dịp này, họ còn làm lễ buộc chỉ cổ tay như một hình thức chúc may mắn trong năm mới.

Lễ hội té nước đầu năm Songkran

Lễ hội té nước đầu năm Songkran

Nếu như ở Campuchia, việc dùng súng nước được xem là không hợp với truyền thống đạo đức thì ở Thái Lan người dân có thể thỏa sức dùng súng nước, thậm chí là ném bóng nước vào nhau để góp vui cho ngày hội. Lễ hội Té nước ở Thái Lan bao giờ cũng có sự tham gia của nhiều du khách. Những người không cùng tôn giáo, màu da, sắc tộc cũng hồ hởi té nước cho nhau, thắt chặt thêm tình thân ái, hữu nghị.

Nguồn: [Link nguồn]

Những địa điểm đón năm mới tưng bừng nhất châu Á

Từ pháo hoa bùng nổ đến những bữa tiệc lửa trại thân mật trên những bãi biển xa xôi... dưới đây là những địa điểm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Nhung ([Tên nguồn])
Du lịch Châu Á Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN