Khám phá hòn đảo nổi được làm từ lau sậy
Hồ Titicaca là hồ nước lớn nhất Nam Mỹ, Titicaca trở thành địa điểm du lịch hút khách với những hòn đảo làm từ lau sậy. Hòn đảo nhân tạo này có thể di chuyển được khiến du khách vô cùng thích thú.
Nằm ở độ cao khoảng 3.811 m so với mực nước biển, hồ Titicaca nằm ở biên giới Peru và Bolivia. Nơi đây gây chú ý với các hòn đảo làm từ lau sậy.
Cụ thể, vài trăm người Uros - bộ tộc tiền Inca - sống trên các hòn đảo làm hoàn toàn từ lau sậy nổi giữa hồ Titicaca. Họ gọi những đảo nhân tạo này là totora.
Toàn bộ totora được tết từ lau sậy. Trên mỗi hòn đảo đặc biệt này, hơn chục người đến từ nhiều gia đình khác nhau cùng sinh sống.
Khoảng 6 tháng một lần, người dân Uros cắt lau sậy, cỏ lác để bồi thêm cho mặt đảo totora vì lớp lau sậy phía dưới mặt nước bị mục rữa khiến đảo nổi chìm dần.
Nhờ việc liên tiếp tết thêm các lớp lau sậy tốt, đảo nổi của người Uros có thể nổi trên mặt hồ 30 năm.
Chính vì vậy, các đảo nổi trên hồ Titicaca có thể thay đổi kích thước thường xuyên và có thể di chuyển được nếu có gió mạnh.
Không chỉ tạo ra đảo nổi độc đáo, người Uros còn dùng lau sậy làm thành các thuyền bè và nhiều vật dụng hàng ngày.
Mọi sinh hoạt của người dân đều diễn ra trên totora. Trong đó, việc nấu nước cũng ở trên đảo nổi.
Người dân kê đá cẩn thận ở phía dưới lau sậy rồi mới nổi lửa nhóm bếp nấu nướng thức ăn. Nhờ vậy, các totora của người Uros an toàn mà không gặp hỏa hoạn.
Người Uros sống bằng nghề đánh cá, dệt vải, săn bắn hải âu, vịt trời... Đặc biệt, họ có nguồn thu không nhỏ từ hoạt động du lịch.
Nguồn: [Link nguồn]
Bạn đã bao giờ nghe đến trang trại pizza chưa? Không phải đùa đâu, nó có tồn tại thật sự trên thế giới đó! Chỉ việc...